Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Một số dụng cụ và hóa chất trong môn khoa học tự nhiên 8

Dụng cụ đo thể tích

  • Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch,... 
  • Công dụng: đo thể tích chất lỏng
  • Cách sử dụng: rót chất lỏng đến gần vạch cần lấy, dùng ống hút nhỏ giọt thêm chất lỏng đến vạch cần đong. 
  • Lưu ý:
    • Đặt dụng cụ đo thẳng đứng
    • Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm của dung dịch và dóng đến vạch chỉ số. 

Dụng cụ đựng hóa chất

  • Công dụng: đựng hóa chất 
  • Cách sử dụng: cho hóa chất vào lọ và đậy nút lại.
  • Lưu ý: Sau khi lấy hóa chất xong phải đậy nút lại ngay 

Dụng cụ để đun nóng

  • Đèn cồn: dùng để đun nóng.
    • Cách sử dụng: bỏ nắp rồi châm lửa để dùng. Đậy nắp để tắt đèn. 
    • Lưu ý: không được thổi để tắt đèn.
  • Bát sứ: đựng khi trộn các hóa chất rắn hoặc nung chất ở nhiệt độ cao,...
    • Cách sử dụng: đun bát sứ trên ngọn lửa hoặc đốt các chất trong bát sứ.
  • Lưới thép: lót dưới đáy cốc khi đun nóng dung dịch dưới đèn cồn. 
  • Kiềng đun: cố định dụng cụ có chứa hóa chất để đun nóng
    • Cách sử dụng: đặt lưới thép lên kiềng, dụng cụ trên lưới thép, rồi châm lửa đèn cồn và đặt giữa các chân kiềng.     

Dụng cụ lấy hóa chất, khuấy và trộn hóa chất

  • Thìa thủy tinh: lấy lượng nhỏ chất rắn dạng bột vào dụng cụ thí nghiệm
  • Đũa thủy tinh: khuấy khi hòa tan chất rắn hoặc pha trộn dung dịch
    • Cách sử dụng: Khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ, tránh va mạnh. 

Dụng cụ để cố định và để ống nghiệm

  • Bộ giá thí nghiệm: lắp dụng cụ thí nghiệm

Lưu ý: khi kẹp, chỉ kẹp 13 ống nghiệm

  • Giá để ống nghiệm: đặt các ống nghiệm.    
  • Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm
  • Không nên kẹp ống nghiệm quá thấp để tránh tuột, rơi ống nghiệm. 

II. Một số hóa chất thí nghiệm

Một số hóa chất thường dùng

  • Hóa chất rắn: $Zn, Cu, Fe, S, C, CaCO_3, NaCl,...$
  • Hóa chất lỏng: dung dịch $Ca(OH)_2, BaCl_2, CuSO_4,...$
  • Hóa chất nguy hiểm: $HCl, H_2SO_4,...$
  • Hóa chất dễ cháy, nổ: cồn, $H_2,...$
  • Lưu ý: chỉ sử dụng hóa chất có nhãn mác ghi đầy đủ: tên hóa chất, công thức,...

Thao tác lấy hóa chất

  • Chất rắn dạng bột: dùng thìa xúc hóa chất
  • Chất rắn dạng miếng: dùng kẹp gắp hóa chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm
  • Khi cho hóa chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.
  • Lưu ý: 
    • Hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun trực tiếp nơi có hóa chất.  
    • Đun chất lỏng cần để nghiêng ống nghiệm $60^{\circ}$, hướng phía không người.

Quy tắc sử dụng hóa chất an toàn

Những việc cần làm

1. Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hóa chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ. 

2. Tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của thầy, cô giáo khi tiến hành thí nghiệm. 

3. Cần lưu ý khi sử dụng hóa chất nguy hiểm như sulfuric acid đặc và hóa chất dễ cháy như cồn,...

4. Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất. 

5. Trong khi làm thí nghiệm, cần thông báo ngay cho thầy, cô giáo nếu gặp sự cố cháy, nổ, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thí nghiệm,...

Những việc không được làm

1. Ngửi, nếm các hóa chất.

2. Tự tiện sử dụng hóa chất

3. Tự ý mang hóa chất ra khỏi vị trí làm thí nghiệm

4. Ăn uống trong phòng thực hành

5. Chạy, nhảy, làm mất trật tự

6. Nghiêng hai đèn cồn vào nhau để lấy lửa

7. Đổ hóa chất trực tiếp vào cổng thoát nước hoặc đổ ra môi trường

8. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

III. Thiết bị điện

1. Một số thiết bị điện cơ bản trong môn Khoa học tự nhiên 8. 

  • Điện trở và biến trở : có trị số được biểu diễn bằng các vòng màu hoặc được ghi trên thân của chúng.
  • Điôt và điôt phát quang : hoạt động khi dòng điện một chiều đi qua.
  • Pin : cung cấp năng lượng trong mạch điện
  • Oát kế : đồng hồ đo công suất điện ở mạch điện
  • Công tắc : đóng công tắc sẽ cho dòng điện đi qua mạch, mở công tắc sẽ không cho dòng điện đi qua. 
  • Cầu chì : tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định.
  • Một số đồng hồ đo điện cơ bản : ampe kế, vôn kế
  • Điện trở, biến trở thường có trong quạt điện, bếp điện,...
  • Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em
  • Công tắc, cầu chì thường có trong mạch điện

4. 

Một số loại đèn LED khác :

  • Đèn tuýp led :

Đèn tuýp led

  • Đèn led rọi ray :

Đèn led rọi ray

  • Đèn pha led : 

Đèn pha led :

 

5. 

  • Pin tiểu (pin 2A, 3A) : dùng trong các thiết bị điện tử cầm tay. 

Pin tiểu (pin 2A, 3A)

  • Pin trung (pin C) : thường sử dụng trong đài cát – sét, mồi lửa bếp ga,...

Pin trung (pin C)

  • Pin đại (pin D) : pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ. 

Pin đại (pin D)

  • Pin cúc áo (pin điện tử) : pin dẹt, thường trong các thiết bị, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi. 

Pin cúc áo (pin điện tử)

6. Công tắc trong nhà thường lắp các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.

7. Cầu chì thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện

8. Một số đồng hồ đo điện khác :

  • Ôm kế : đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất. 

Ôm kế

  • Oát kế : đo công suất điện năng 

Oát kế

2. Một số lưu ý để sử dụng điện an toàn

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, các quy định trên mỗi thiết bị điện
  • Thực hiện đúng các quy định trong nội quy, hướng dẫn an toàn điện tại phòng thí nghiệm hoặc những nơi có sử dụng điện
  • Thực hiện lắp ráp các thiết bị điện theo hướng dẫn khi đã ngắt dòng điện trong mạch
  • Chỉ được tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện sau khi giáo viên hoặc người phụ trách cho phép. 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 8 CD bài mở đầu Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8, kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8, Ôn tập khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài mở đầu Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác