Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. Phản ứng hóa học là gì?
1. Hiện tượng khí:
- Đốt cháy khí hydrogen trong không khí: tạo ra ngọn lửa màu xanh
- Đưa vào bình chứa khí $O_2$: hydrogen cháy mạnh hơn, sáng hơn
2. Hiện tượng trên thành bình xuất hiện những giọt nước nhỏ chứng tỏ có chất mới tạo thành
3.
- Chất tham gia phản ứng là hydrogen và oxygen
- Chất tạo thành sau phản ứng là nước
4. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
5. Hình 2.1 cho thấy ở đây diễn ra 2 quá trình biến đổi hóa học đồng thời diễn ra 2 phản ứng hóa học:
(1) Zn tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành khí $H_2$
(2) Khí $H_2$ tác dụng với khí $O_2$ tạo thành nước
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học.
- Chất hoặc các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học được gọi là chất hoặc các chất phản ứng.
- Chất hoặc các chất mới tạo thành được gọi là chất hoặc các chất sản phẩm.
II. Diễn biến của phản ứng hóa học
a) Trước phản ứng, phân tử $O_2$ gồm 2 nguyên tử O liên kết với nhau và phân tử $H_2$ gồm 2 nguyên tử H liên kết với nhau
b) Sau phản ứng, nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H tạo thành phân tử $H_2O$
c) Số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng không thay đổi.
Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác
III. Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra
Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Trước phản ứng, đường ở thể rắn, màu trắng; sau phản ứng, đường ở thể lỏng, màu nâu đen.
- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra: có sự thay đổi về thể và màu sắc của đường.
Trong phản ứng giữa khí hydrogen với khí oxygen, nước tạo ra không còn tính chất của hydrogen với oxygen nữa (nước ở thể lỏng, không cháy được,...)
Kết luận: Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Có sự thay đổi màu sắc, mùi,... của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa)
Ví dụ: Phản ứng của sắt tác dụng với hydrochloric acid quan sát thấy có bọt khí bay lên
- Có sự tỏa nhiệt và phát sáng
Ví dụ: Khi đốt, nến cháy có sự tỏa nhiệt và phát sáng
IV. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
1. Khái niệm
- Hiện tượng thí nghiệm 2: Mẩu than hồng bùng cháy trong bình chứa khí $O_2$, chạm tay vào thành bình thấy nóng
- Hiện tượng thí nghiệm 3: Có hiện tượng sủi bọt khí, chạm tay thành bình thấy lạnh
- Phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng tỏa nhiệt
Ví dụ: phản ứng đốt cháy than; phản ứng đốt cháy xăng, dầu trong các động cơ,...
- Phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng thu nhiệt
Ví dụ: phản ứng phân hủy $CaCO_3$ thành CaO và $CO_2$ (phản ứng nung vôi); thí nghiệm nung gốm; điều chế khí oxygen;.....
Phản ứng tỏa nhiệt là thí nghiệm 2, phản ứng thu nhiệt là thí nghiệm 3.
2. Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận