Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Phản ứng hóa học là gì?

Câu 2: Chất ban đầu và sau phản ứng của phản ứng hóa học gọi là gì?

Câu 3: Cho biết diễn biến của phản ứng hóa học?

Câu 4: Trình bày một số dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 5: Phản ứng tỏa nhiệt là gì?

Câu 6: Phản ứng thu nhiệt là gì?

Câu 7: Nêu các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hydrogen trong oxygen? Cho biết chất phản ứng và chất sản phẩm của thí nghiệm.

Quan sát hình ảnh mô tả thí nghiệm điều chế và đốt cháy khí hydrogen trong oxygen? Cho biết chất phản ứng và chất sản phẩm của thí nghiệm.

Câu 2: Mô tả bằng lời phản ứng xảy ra trong thí nghiệm khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước được mô tả theo sơ đồ sau:

Câu 3: Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen mà em biết.

Câu 4. Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. Trong trường hợp này, dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

Câu 5: Phản ứng đốt cháy than thuộc loại phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt?

Câu 6: Phản ứng phân hủy CaCO3 thành CaO và CO2 (phản ứng nung vôi) thuộc loại phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp sau:

a) Đốt cháy khí methane trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước.

b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.

Câu 2: Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt? phản ứng là phản ứng thu nhiệt

a) Phân huỷ đường tạo thành than và nước.

b) Cồn đốt cháy trong không khí.

Câu 3:  Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra? Viết phương trình dạng chữ của phản ứng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ diễn biến trước, trong và sau quá trình phản ứng của khí hydrogen tác dụng với khí oxygen sinh ra nước.

Câu 2: Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi vật lí, giai đoạn nào diễn ra quá trình biến đổi hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, cho biết: trong không khí có khí oxygen và nến cháy là do có chất này tham gia.

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí carbondioxide và hơi nước.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học, Bài tập tự luận Khoa học tự nhiên bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học, Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học cánh diều ôn tập tự luận, Tự luận Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác