Trắc nghiệm Sinh học 8 Cánh Diều Bài 29 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 29 Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hệ tiêu hoá bao gồm các cơ quan nào?
- A. Ống tiêu hoá.
- B. Ống tiêu hoá và tuyến nước bọt.
C. Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
- D. Dạ dày, ruột.
Câu 2: Hệ tiêu hoá có chức năng là?
- A. Tiêu hoá thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng.
- B. Tiết enzyme, dịch tiêu hoá.
- C. Tiết hormone điều hoà các quá trình sinh lí.
D. Đáp án A và B đúng.
Câu 3: Con người cần thức ăn để tồn tại và duy trì hoạt động sống. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể đúng hay sai?
A. Đúng.
- B. Sai.
Câu 4: Lipid sau khi vào hệ tiêu hoá biến đổi thành?
- A. Đường.
- B. Chất béo.
C. Glyeerol và acid béo.
- D. Amino acid.
Câu 5: Chọn phát biểu sai:
A. Dinh dưỡng là quá trình hấp thụ các chất thông qua hệ tiêu hoá.
- B. Chất dinh dưỡng là những chất hoặc hợp chất có trong thức ăn.
- C. Dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cho tế baò để duy trì hoạt động sống của con người.
- D. Dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của con người.
Câu 6: Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể những nhóm chất dinh dưỡng nào?
A. Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm là: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- B. Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng từ 3 nhóm thực phẩm là: bột đường, chất đạm, chất béo.
- C. Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng từ 2 nhóm thực phẩm là: chất béo, vitamin và khoáng chất.
- D. Trong một ngày một người nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm là: muối, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Câu 7: Theo bảng quy đổi đơn vị thực phẩm, 1 đơn vị đường bằng bao nhiêu gram mật ong?
A. 6g.
- B. 7g.
- C. 8g.
- D. 9g.
Câu 8: Theo bảng quy đổi đơn vị thực phẩm, 31 g thịt lợn bao nhiêu gram cá?
- A. 36g.
B. 35g.
- C. 34g.
- D. 33g.
Câu 9: Theo bảng quy đổi đơn vị thực phẩm, 110 g cơm tẻ bằng bao nhiêu gram bánh mì?
- A. 52g.
- B. 57g.
- C. 54g.
D. 55g.
Câu 10: Theo bảng quy đổi đơn vị thực phẩm, 100ml sữa bằng bao nhiêu gram sữa chua?
A. 100g.
- B. 50g.
- C. 150g.
- D. 200g.
Câu 11: Theo khuyến nghị mức tiêu thụ thực phẩm trung bình, một người trường thành nên uống bao nhiêu ml nước trên một ngày?
- A. 1500 - 1800ml.
- B. 1600 - 2000ml
C. 1800 - 2400ml
- D. 2000 - 2800ml
Câu 12: Chế độ dinh dưỡng hợp lí cần tuân thủ các nguyên tác nào dưới đây?
- A. Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
- B. Phù hợp với nhu cầu cơ thể và hoàn cảnh kinh tế của từng người, hộ gia đình.
- C. Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo địa phương.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 13: Tuyến tiêu hoá không gồm cơ quan nào sau đây?
- A. Tuyến nước bọt.
- B. Gan.
C. Dạ dày.
- D. Tuyến tuỵ.
Câu 14: Chức nặng của tuyến tuỵ là?
- A. Tiêu hoá một phần tinh bột.
B. Tiết dịch tuỵ chứa các enzyme tiêu hoá protein, lipid và carbohydrate.
- C. Tiết dịch mật, nhũ hoá lipid.
- D. Tiết dịch vị.
Câu 15: Cơ quan có chức năng tham gia cử động nuốt và cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày là?
- A. Khoang miệng.
B. Hầu và thực quản.
- C. Dạ dày.
- D. Ruột non.
Câu 16: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì?
- A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virus gây hại.
- B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
- C. Chứa một số enzyme giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 17: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?
- A. Ruột thừa
- B. Ruột già
C. Ruột non
- D. Dạ dày
Câu 18: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non?
A. Dịch tuỵ
- B. Dịch ruột
- C. Dịch mật
- D. Dịch vị
Câu 19: An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cduy nhất để đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sứac khoẻ của con người đúng hay sai?
- A. Đúng.
B. Sai.
Câu 20: Để phòng bệnh về tiêu hoá em cần làm gì?
- A. Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- B. Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, uống đỉ nước, bổ sung chất sơ, lợi khuẩn.
- C. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Bình luận