Đề số 2: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 38 Môi trường và các nhân tố sinh thái
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi
- A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác.
- B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng.
- C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác.
- D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác.
Câu 2: Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?
- A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
- B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
- C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 4: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
- A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác
- C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh
- D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh
Câu 5: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
- A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
- C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
- D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật
Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp
- B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sống
- C. Cở thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh
- D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái
Câu 7: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?
- A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
- B. Nơi có độ ẩm cao.
- C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
- D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.
Câu 8: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau
- A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
- B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
- C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
- D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.
Câu 9: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?
- A. Cây vẫn mọc thẳng.
- B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
- C. Cây luôn quay về phía mặt trời.
- D. Ngọn cây rũ xuống.
Câu 10: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
- A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
- B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
- C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
- D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | A | C | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | C | C | B | C |
Bình luận