Đáp án KHTN 8 cánh diều bài 28 Hệ vận động ở người

Đáp án bài 28 Hệ vận động ở người. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KHTN 8 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilôgam (hình 28.1) là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Đáp án chuẩn:

Sự sắp xếp của xương, khớp, cơ ở tay hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Khớp đóng vai trò điểm tựa, cơ co lại tạo lực kéo làm xương di chuyển, giúp cơ thể vận động và nâng vật lên.

I. SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG

Câu hỏi 1: Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào?

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Đáp án chuẩn:

Hệ vận động gồm cơ vân, khớp, xương

1. Cấu tạo của xương phù hợp với chức năng

Câu hỏi 2: Quan sát hình 28.3, cho biêt sự phụ thuộc giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Đáp án chuẩn:

Ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động

Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.

Luyện tập 1: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự như xương người. Thực hiện thí nghiệm với 3 chiếc xương đùi ếch như sau:

Xương 1: Để nguyên 

Xương 2: Ngâm trong dung dịch HCl 10% trong 15 phút 

Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi không còn thấy khói bay lên.

Tiến hành thí nghiệm sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1

Bảng 28.1. Kết quả thí nghiệm

Hiện tượng

Xương 1

Xương 2

Xương 3

có thể uốn cong 

không

không

xương vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương

không

Không

Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm.

Đáp án chuẩn:

  • Sau khi bỏ vào acid HCl thì xương mềm, có thể uốn cong do trong xương chỉ còn lại chất hữu cơ.
  • Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra, bởi vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ.

→ Từ các thí nghiệm trên ta rút ra kết luận: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và các chất vô cơ (chất khoáng chủ yếu là calcium)

2. Cấu tạo của khớp phù hợp với chức năng

Câu hỏi 3. Nêu tên, vị trí một khớp trong cơ thể. Cho biết khớp đó thuộc loại khớp gì và chức năng của nó.

Đáp án chuẩn:

Ví dụ như khớp gối - khớp động: Cho phép di chuyển theo các hướng, đầu xương giống như quả bóng và khớp nối có hình đầu tròn của một xương nằm trong ổ khớp của xương khác. 

3. Cấu tạo của cơ vân phù hợp với chức năng

Câu hỏi 4. Quan sát hình 28.5 nêu cấu tạo của một cơ bắp từ đó chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Đáp án chuẩn:

Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sự cơ thể cơ cấu khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co giãn động cơ lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào sự thay đổi chiều dài và kích thước của các cơ. Mỗi động tác vận động có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ.

II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ - XƯƠNG - KHỚP

Câu hỏi 5. Quan sát hình 19.7a trang 96 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp như thế nào khi ta nâng một quả tạ.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Đáp án chuẩn:

Khi nâng một quả tạ, cơ, xương và khớp phối hợp tạo ra hệ thống đòn bẩy để tăng sức mạnh và hiệu quả của động tác:

  • Cơ bắp: Tạo ra lực cần thiết để nâng vật nặng.
  • Xương: Cung cấp nền tảng cứng chắc để chịu lực tác động.
  • Khớp: Giúp cơ và xương di chuyển, xoay tròn, đưa quả tạ lên và xuống.

Điểm nâng của quả tạ đặt cách khớp cánh tay một khoảng nhất định. Khi nâng, cơ bắp trên cánh tay và vai co bóp, tạo ra lực đẩy. Nếu tay giữ vị trí cố định, lực này truyền qua khớp khuỷu tay và xương cổ tay, tạo ra lực đòn bẩy để nâng quả tạ.

Luyện tập 2. Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.

Đáp án chuẩn:

Để xác định điểm tựa lực và trọng lực, cần biết vị trí các cơ quan trong cơ thể:

  • Trọng lực: Tác động xuống dưới, tập trung ở giữa hai chân.
  • Điểm tựa lực: Vị trí mà lực chuyển đổi hướng nghịch của lực tác động, thường là mặt đất hoặc bề mặt mà người đứng.

III. BẢO VỆ HỆ VẬN ĐỘNG

1. Vai trò của thể dục, thể thao với sức khỏe và hệ vận động 

Câu hỏi 6. Quan sát hình 28.6 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. giải thích.

BÀI 28 - HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI

Đáp án chuẩn:

Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho:

  • Hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não
  • Tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp
  • Duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid
  • Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên 
  • Cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn
  • Khớp khỏe hơn: Do màng dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn 
  • Tăng khối lượng và kích thước xương: do TDTT giúp kích thích các tế bào tạo xương sụn ở đầu xương.

Vận dụng: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối.

Đáp án chuẩn:

Ví dụ: chạy bộ

Mỗi ngày dành riêng 30 phút hoặc 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục (chạy bộ hoặc tập bài thể dục) buổi sáng. Quá trình tập luyện diễn ra đều đặn và thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

2. Bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và cách phòng tránh

Câu hỏi 7. Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.

Đáp án chuẩn:

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân phổ biến bao gồm tuổi tác, di truyền, béo phì, chấn thương thường xuyên tại khớp, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, và các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, gút, hay nhiễm trùng khớp.

Để phòng ngừa thoái hóa khớp:

Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, hạt, cá, tôm, và rau quả.

Chế độ vận động: Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp. Người thừa cân, béo phì và ít vận động có nguy cơ cao mắc bệnh cơ xương khớp.

Chế độ sinh hoạt và làm việc: Thay đổi tư thế liên tục, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Kiểm soát cân nặng: Điều chỉnh cân nặng hợp lý để giảm bớt sức nặng lên khớp, vì béo phì gây tổn thương khớp.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác