Cách giải bài toán dạng: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Toán lớp 7

Tech12h xin gửi tới các bạn bài học Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Toán lớp 7. Bài học cung cấp cho các bạn phương pháp giải toán và các bài tập vận dụng. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

- Chứng minh một đường thẳng là đường trung trực của một đoạn thẳng:

  • Cách 1: (theo định nghĩa) Chứng minh đường thẳng đó đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó.
  • Cách 2: Trên đường thẳng chỉ ra có hai điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó (có thể là hai điểm bất kì hoặc một điểm là bất kì còn một điểm kia là trung điểm của đoạn thẳng đó)
  • Cách 3: Đường thẳng đó có một điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó.

- Cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng cho trước:

Cách 1: Dùng êk

  • Bước 1: Tìm điểm M là trung điểm của đoạn thẳng
  • Bước 2: Dùng êke từ B kẻ đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng đó. d chíng là đường trung trực của đoạn thẳng (theo định nghĩa).

Cách 2: Dùng compa

  • Bước 1: Tại A vẽ đường tròn (A; r) và tại B vẽ đường tròn (B; r) (hai đường tròn có bán kính r > $\frac{AB}{2}$)
  • Bước 2: Hai đường tròn (A; r) và (B; r) cắt nhau tại E và F. Đường thẳng EF chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB .

Ví dụ 1: Cho góc $\widehat{xOy}$ nhọn, trên Ox lấy điểm A và trên Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Đường trung trực của OA và đường trung trực của OB cắt nhau tại I.

a) Chứng minh OI là tia phân giác của góc $\widehat{xOy}$

b) Chứng minh OI là đường trung trực của đoạn AB

Hướng dẫn:

a) 

HI là đường trung trực của OA nên OI = IA

HI là đường trung trực của OB nên OI = IB

Xét $\Delta $AOI và $\Delta $OIB có:

OI = IA

OI = IB

OA = OB

$\Rightarrow $ $\Delta $AOI = $\Delta $OIB (c.c.c)

$\Rightarrow \widehat{O_{1}}=\widehat{O_{2}}$  (hai góc tương ứng)

Do đó OI là tia phân giác của góc $\widehat{xOy}$

b) Theo giả thiết: OA = OB, mà IA = IB

Vậy O và I cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng AB Suy ra OI là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Hay OI là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Cho điểm M nằm trong góc $\widehat{xOy}$. Từ M ha MH $\perp $ Ox; MK $\perp $ Oy. Lấy I là trung điểm của đoạn thẳng OM. Vậy I nằm trên đường trung trực của những đoạn thẳng nào? Chứng minh.

2. Đoạn thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Trên đường thẳng a lấy điểm M bất kì. Trên nửa mặt phẳng chứa điểm A bờ là đường thẳng a lấy điểm C bất kì (C khác A).

a) Hãy so sánh độ dài của MA + MC với độ dài của đoạn CB.

b) Tìm vị trí của M trên đường thẳng a để MA + MB là nhỏ nhất.

3. Cho $\Delta $ABC vuông tại A. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho xy hợp với AB một góc $\widehat{BAx}=45^{\circ}$ (góc $\widehat{BAx}$ nằm ngoài $\Delta $ABC), từ B và C hạ BK $\perp $ xy và CI $\perp $ xy. M là trung điểm của cạnh huyền BC.

a) Chứng minh MI và MK lần lượt là đường trung trực của đoạn thẳng AC và AB.

b) Góc $\widehat{IMK}=90^{\circ}$

4. Cho $\Delta $ABC có góc $\widehat{A}$ tù, tia phân giác của góc $\widehat{B}$ và $\widehat{C}$ cắt nhau tại O. Lấy E là điểm trên cạnh AB. Từ E hạ EP $\perp $ BO (P thuộc BC) từ P hạ PF $\perp $ OC (F thuộc AC). Chứng minh rằng:

a) OB và OC là đường trung trực của các đoạn thẳng EP và PF.

b) BE + CF = BC

c) Khi E di chuyển trên cạnh AB thì đường trung trực của EF luôn luôn đi qua một điểm cố định.

Từ khóa tìm kiếm: giải toán lớp 7, các dạng toán lớp 7, phương pháp giải các dạng toán lớp 7, cách giải bài toán dạng Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Toán lớp 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác