Soạn giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 9 bài 2: Về hình tượng bà Tú trong bài "Thương vợ" (Chu Văn Sơn) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG

VĂN BẢN: VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƠ THƯƠNG VỢ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Về hình tượng Bà Tú trong bài thơ Thương vợ. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm nghị luận.

  • HS có thể hiểu được cách trình bày và sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong một tác phẩm nghị luận.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về văn bản nghị luận.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Về hình tượng Bà Tú trong bài thơ Thương vợ.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Về hình tượng Bà Tú trong bài thơ Thương vợ.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức trao đổi và lắng nghe về các vấn đề trong đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

     2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV truyền tải hình ảnh cùng ngữ liệu và đặt câu hỏi cho HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu hình ảnh cùng bài thơ Thương vợ của Tú Xương lên bảng. HS quan sát và trả lời câu hỏi: Nêu một số cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ?

 

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS có thể tự do phát biểu suy nghĩ của mình về hình tượng bà Tú. Gợi ý: (Bà là người phụ nữ điển hình trong xã hội phong kiến, cáng đáng tất cả mọi việc từ gia đình, con cái cho đến kinh tế để chồng yên tâm đèn sách. Cũng thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhịn của người phụ nữ thời xưa….)

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thương vợ của Trần Tế Xương là một bài thơ vô cùng hay và ý nghĩa đồng thời cũng là sự chấm phá trong tư tưởng nhà nho xã hội cũ lúc bấy giờ. Ở cái nơi mà địa vị cũng như thân phận người phụ nữ không được xem trọng. Thế nhưng ông Tú đã “mạnh dạn” thể hiện sự trân trọng người phụ nữ của mình bằng đức hi sinh, sự tần tảo. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu tìm hiểu văn bản nghị luận Về hình tượng Bà Tú trong bài Thương vợ của tác giả Chu Văn Sơn.


 

 

------ Còn tiếp ------


=> Xem toàn bộ Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 2: Về hình tượng bà Tú trong Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 2: Về hình tượng bà Tú trong

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác