Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Thế hệ gen Z ngày nay ham thích sự thú vị, mới lạ. Là thế hệ trẻ ngày nay, em hãy liệt kê một số từ ngữ mới các em hay dùng phổ biến với nhau.
GỢI Ý THAM KHẢO
Mlem mlem (có nghĩa dùng để khen ngợi món ngon)
xu cà na (chỉ sự đen đủi, xui xẻo)
flex (hành động khoe khoang)
GỢI Ý THAM KHẢO
báo (gen Z dùng với nghĩa chỉ những người nổi loạn hay phá hoại)
ô dề (chỉ sự lố lăng quá mức),….
- Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội như tiktok, facebook, zalo,… chúng ta được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, đồng thời giới trẻ cũng tạo ra những từ ngữ mới lạ.
- Điểm đặc biệt, những từ ngữ mới này được đông đảo các bạn trẻ đón nhận và được dùng trong giao tiếp hằng ngày.
BÀI 9: BI KỊCH VÀ TRUYỆN
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: TỪ NGỮ MỚI VÀ NGHĨA MỚI
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
Củng cố kiến thức sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới, nghĩa mới
02
Củng cố kiến thức
1. Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
2. Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo kiến thức bài học
03
Vận dụng
01
CỦNG CỐ KIẾN THỨC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ: TỪ NGỮ MỚI, NGHĨA MỚI
Dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi ôn tập: Nêu hiểu biết của em về từ ngữ mới và nghĩa mới.
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới, nghĩa mới
- Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ luôn vận động, phát triển gắn liền với sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội.
- Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục nhưng không đột biến và không đồng đều ở các bộ phận:
từ vựng phát triển nhanh và mạnh mẽ (thể hiện ở sự xuất hiện không ngừng của các từ ngữ mới và nghĩa mới)
ngữ âm và ngữ pháp phát triển tương đối chậm.
Từ ngữ mới
- Là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng mới nảy sinh hoặc mới được phát hiện.
- Ví dụ:
Chứng khoán
Cổ phiếu
Máy tính
Từ ngữ mới
Trong tiếng Việt, từ ngữ mới được tạo ra theo hai phương thức chính:
láy (ví dụ: mỏng mong mỏng)
ghép (ví dụ: bàn + phím).
Từ ngữ mới
Tiếng Việt còn có một bộ phận từ ngữ mới vay mượn của nước ngoài hoặc lai tạo từ dựa trên một số yếu tố vay mượn nước ngoài.
Đáng chú ý là các từ ngữ được lai tạo bằng cách kết hợp các yếu tố cấu tạo từ các tiếng nước ngoài thành những từ mới không có trong tiếng nước đó.
Nghĩa mới của từ ngữ
- Là nghĩa xuất hiện bên cạnh nghĩa gốc biểu thị những sự vật, hiện tượng mới nảy sinh.
- Thường được hình thành theo các phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
02
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong tiếng Việt, chúng ta sử dụng mượn ngôn ngữ của nước nào nhiều nhất?
A. Tiếng Hán
C. Tiếng Đức
B. Tiếng Anh
D. Tiếng Pháp
Câu 2: Các từ như xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, cà phê, canô... là từ mượn có nguồn gốc từ đâu?
A. Tiếng Hán
C. Tiếng Châu Âu
B. Tiếng Ấn Độ
D. Tiếng Châu Á
Câu 3: Ý nào sau đây không phải cách để phát triển từ vựng?
A. Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
C. Tạo ra từ ngữ mới.
B. Mượn từ của tiếng nước ngoài.
D. Pha trộn từ giữ các quốc gia.
Câu 4: Từ “Thuyền” trong các câu thơ và ca dao sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc?
A. Thuyền về có nhớ bến chăng? /Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
C. Thuyền nan một chiếc ở đời /Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
B. Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng /Thuyền chòng chành đôi mạn, em ôm duyên trở về.
D. Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ /Những ngày xa cách nhau /Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Câu 5: Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là:
A. So sánh và nhân hóa.
C. So sánh và ẩn dụ.
B. So sánh và hoán dụ.
D. Ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 6: Cách nào là tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên?
A. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ sang một lớp nghĩa đối lập.
C. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
B. Dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau.
D. Đưa vào một từ ngữ mới với vỏ ngữ âm mới hoàn toàn.
Câu 7: Dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoạt chỉ ai?
A. Tin tặc.
C. Cướp trộm.
B. Lâm tặc.
D. Buôn bán.
Câu 8: Từ ngữ mới chỉ tên một loại bệnh gần đây?
A. Ho khan
C. COVID
B. Ốm
D. Khó thở
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo kiến thức bài học
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều
Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 9: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác