Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

 

KHỞI ĐỘNG

Trả lời câu hỏi: Theo em khi tiến hành phân tích một tác phẩm kịch, thao tác cần được sử dụng là gì? Vì sao?

 

  • Khi tiến hành phân tích một tác phẩm kịch, chúng ta sử dụng các thao tác chủ yếu như:

Giải thích

Chứng minh

Bình luận,…

GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI

 

GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI

  • Trong một bài văn nghị luận, việc phân tích là điều cần thiết và bắt buộc  cần mổ xẻ đối tượng để phân tích theo các phương diện khác nhau.
  • Thao tác chứng minh: giúp việc phân tích có tính xác thực, lập luận chặt chẽ.
  • Thao tác bình luận: giúp ta mở rộng sâu vấn đề, đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

 

BÀI 9:

BI KỊCH VÀ TRUYỆN

ÔN TẬP VIẾT:

PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM KỊCH

 

Hoạt động: Tìm hiểu lưu ý và các bước viết phân tích một tác phẩm kịch

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động:

Củng cố kiến thức – Vận dụng

01

TÌM HIỂU LƯU Ý VÀ CÁC BƯỚC VIẾT PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM KỊCH

 

LÀM VIỆC CÁ NHÂN

Nêu những lưu ý khi viết bài phân tích một tác phẩm kịch.

?

Các bước tiến hành viết bài văn phân tích tác phẩm kịch.

?

 

a. Lưu ý khi viết phân tích một tác phẩm kịch

Đọc lại tác phẩm bi kịch, đặc biệt là nội dung liên quan đến đối tượng đó.

Xác định nội dung, hình thức nghệ thuật mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

Lựa chọn các bằng chứng xác đáng trong văn bản để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

 

a. Lưu ý khi viết phân tích một tác phẩm kịch

Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

 

b, Quy trình thực hành viết

Bước 1:

Chuẩn bị viết

Đọc lại đoạn trích cần phân tích.

Huy động những hiểu biết có được về bi kịch, nhất là khái niệm độc thoại, đặc điểm và tác dụng của độc thoại.

 

b, Quy trình thực hành viết

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Trả lời các câu hỏi:

Lập dàn ý

Bối cảnh của đoạn trích như thế nào?

Thế nào là độc thoại hoặc đối thoại? Vai trò và ý nghĩa của độc thoại, đối thoại?

Nội dung lời độc thoại hay đối thoại là gì?

Lời độc thoại, đối thoại ấy có thể hiện xung đột gì không?

Nhận xét nội dung, nghệ thuật qua lời độc thoại, đối thoại

 

b, Quy trình thực hành viết

Bước 3

Bước 4

  • Viết bài:
  • Bám sát đặc trưng của thể loại.
  • Kết hợp các thao tác nghị luận.
  • Lựa chọn sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc.
  • Xem lại và chỉnh sửa.

02

CỦNG CỐ KIẾN THỨC – VẬN DỤNG

 

Câu 1: Vì sao, sau khi nảy sinh ý tưởng “cầm vũ khí vùng lên chống lại sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi”, Hamlet nghĩ ngay đến “chết”? Từ thực tế này, có thể xác định cách hiểu của Hamlet về “sống” và “không sống” thế nào?

Câu 2: Phân tích ý thức của Hamlet về “những khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Những “khổ nhục” này là riêng tư của Hamlet hay của chung thời đại? Nỗi sợ “cái gì mênh mang sau khi chết”, theo em, thực chất có thể là gì?

LÀM VIỆC CÁ NHÂN

 

Sau khi nảy sinh ý tưởng “cầm vũ khí vùng lên chống lại sóng gió của biển khổ, chống lại để mà diệt chúng đi”, Hamlet nghĩ ngay đến “chết” vì:

Ước mơ cao đẹp, lý tưởng ấy của Ham-let không thể thực hiện được do lịch sử chưa tiếp nhận lí tưởng mà Ham-let đấu tranh cho nó  chàng nghĩ ngay đến “chết”.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU 1

 

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU 1

Xác định cách hiểu của Hamlet về “không sống”:

“Không sống” không đồng nghĩa với “chết”. Chàng cũng đã nói về sự chết sau đó “Chết là ngủ. Ngủ có thể chỉ là mơ”.

“Không sống” là sống không ra sống, sống hèn, sống nhục. Sống vậy chẳng khác gì đã chết, thể xác thì vẫn tồn tại nhưng tâm hồn thì đã chết.

 

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU 1

Xác định cách hiểu của Hamlet về “sống”:

Là phải đứng lên chiến đấu tiêu diệt khổ đau và điều ác gây ra khổ đau.

Là phải chiến đấu để khôi phục lại trật tự, làm cho cái thời đại đảo điên tan tác của chàng trở nên “ngay ngắn, vững vàng”.

 

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU 2

Nhận thức của Ham-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu

Là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

 

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU 2

“Những khổ nhục trên cõi thế” mà Ham-let đề cập tới trước hết là một nỗi đau riêng, khi chàng phải giả điên để tìm cách đối mặt với những sự tổn thương và thất vọng: Clô-đi-út giết phụ vương, mẹ tái giá với kẻ thù,...

Song từ những nỗi đau cá nhân ấy, Ham-let nhìn ra được và đau đớn thay cho nỗi đau chung của tất cả mọi người sống trong xã hội thời bấy giờ, nỗi đau của thời đại ở giai đoạn mở đầu cho sự sa đọa và tội ác.

 

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU 2

Nỗi sợ “cái gì mênh mang sau khi chết” không phải là nỗi sợ chính bản thân cái chết, mà là sợ những điều cái chết có thể đem lại sau đó - một thế giới tiếp tục vận hành có thể vẫn tràn ngập khổ nhục và đớn đau.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 9: Phân tích một tác phẩm kịch

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác