Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú)
Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú) chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
TRẢ LỜI CÂU HỎI: Theo em, văn chương là gì? Công dụng của văn chương là gì?
GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI
Văn chương là sử dụng những ngôn từ, lời hay ý đẹp, rõ ràng và mạch lạc vào các tác phẩm từ đó thể hiện cảm xúc, giá trị muốn truyền tải đến con người.
Văn chương là phương thức để một người thể hiện những tâm tư tình cảm, nỗi lòng của họ qua từng câu văn, câu thơ.
Văn chương chính là nhu cầu thiết yếu của con người, đại diện cho tiếng lòng từ sâu thẳm trái tim mỗi người và phản ánh hiện thực cuộc sống qua ngòi bút của mỗi người nghệ sĩ. Giúp chúng ta có tình cảm, có lòng vị tha: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” (Hoài Thanh).
BÀI 10: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Ôn tập văn bản: Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
Nhắc lại kiến thức bài học
- Tri thức ngữ văn.
- Đặc điểm của bài văn nghị luận văn học.
- Tổng kết.
02
Củng cố kiến thức
03
Vận dụng
- Nhiệm vụ 1:Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
01
NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Nhắc lại khái niệm phân tích tác phẩm văn học và cách trình bày vấn đề trong nghị luận văn học.
?
Nêu lại mục đích, nội dung, lí lẽ của tác giả khi bàn về truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
?
Chỉ ra đặc điểm của văn bản nghị luận văn học trên.
?
1. Tri thức ngữ văn
a. Phân tích tác phẩm văn học
Một dạng bài nghị luận văn học phổ biến.
Là dạng văn bản chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, chỉ ra cái hay, cái đẹp về nội dung và sự độc đáo về hình thức của một tác phẩm văn học.
1. Tri thức ngữ văn
a. Phân tích tác phẩm văn học
Phân tích có thể từ nội dung khái quát chỉ ra các biểu hiện cụ thể hoặc từ các yếu tố cụ thể làm rõ cho nội dung khái quát.
Là kiểu bài văn nghị luận nên văn bản phân tích tác phẩm văn học cũng có mục đích thuyết phục người đọc bằng việc nêu lên luận đề và luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng,…
b. Cách trình bày vấn đề nghị luận văn học
Trong bài nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng, người viết thường kết hợp nêu vấn đề một cách khách quan và chủ quan:
Trình bày khách quan là nêu lên những thông tin vốn có của đối tượng.
Trình bày chủ quan là thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ của người viết trước vấn đề được bàn luận trong bài nghị luận văn học
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học
Văn bản được viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến bàn thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” của mình.
- Mục đích
- Nội dung
Luận đề
Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” cần phải nói thêm.
Luận điểm 1: Cái độc đáo của truyện thể hiện qua sự thật khắc nghiệt của thân phận người phụ nữ.
Lí lẽ: Bắt nguồn từ cái bóng của Vũ Nương.
Dẫn chứng: “ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”.
Luận điểm 1: Cái độc đáo của truyện thể hiện qua sự thật khắc nghiệt của thân phận người phụ nữ.
Lí lẽ: Nguyên nhân nằm ngay xung quanh Vũ Nương: Do cái bóng, mong muốn chung thủy với chồng, do đứa con.
Dẫn chứng: So sánh với truyện Kiều của Nguyễn Du Kiều do nguyên nhân bên ngoài: do thằng bán tơ, Mã Giám Sinh, Tú Bà,…
Luận điểm 2: Do tính đa nghi của Trương Sinh.
Lí lẽ: Ai cũng có máu ghen
Dẫn chứng: trích truyện Kiều “Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”.
Luận điểm 2: Do tính đa nghi của Trương Sinh.
Lí lẽ: Phản bác lại nguyên nhân gây cái chết của Vũ Nương là do chiến tranh.
Dẫn chứng: Lật ngược vấn đề: Dù đi đâu buôn bán hay đi chiến tranh thì Vũ Nương cũng chết vì do lời nói bé Đản.
Khẳng định cái mong manh hạnh phúc người phụ nữ và tài năng của Nguyễn Dữ.
- Kết thúc vấn đề
3. Tổng kết
a. Nội dung
- Tác phẩm trình bày ý kiến của mình vừa chủ quan vừa mang tính khách quan khi nhìn nhận lại truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Tác phẩm cho chúng ta những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo về cái nhìn mới lạ.
3. Tổng kết
b. Nghệ thuật
Lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
02
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Luận đề là [….] được bàn luận trong văn bản, thường thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản.
A. Tác phẩm.
C. Luận điểm.
B. Vấn đề chính.
D. Quan điểm.
Câu 2: Bằng chứng khách quan trong văn bản “Nghĩ thêm về chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện qua đâu?
A. Cách nhìn nhận đánh giá khách quan của người viết.
C. Những các câu văn trích từ trong truyện và so sánh với các truyện khác.
B. Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu của nhà khoa học.
D. Nhận xét trên nhiều bình diện của người viết.
Câu 3: Điều gì cần bàn thêm về chuyện người con gái Nam Xương?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều
Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác