Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn) chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

XIN CHÀO CÁC EM!

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI

BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

 

Câu 1: Theo khuyến cáo của UNESCO, việc học nhằm mục đích gì?

KHỞI ĐỘNG

A. Học để gây dựng sự nghiệp

B. Học để giúp đất nước phát triển ngày một vững mạnh.

C. Học để hiểu; học để làm; học để cùng hợp tác, cùng chung sống; học để làm người.

D. Học để cống hiến cho xã hội.

C. Học để hiểu; học để làm; học để cùng hợp tác, cùng chung sống; học để làm người.

 

Câu 2: Theo văn bản, học – hiểu là như thế nào?

A. Là đi sâu, nắm được bản chất sự vật, hiện tượng, nhận thức được chính bản thân mình để có thể tự đổi mình.

B. Là nghiền ngẫm suy nghĩ những kiến thức đã được học.

C. Là áp dụng lí thuyết và cuộc sống một cách thành thạo.

D. Là bắt chước những kinh nghiệm, tri thức đã có được trước đó.

A. Là đi sâu, nắm được bản chất sự vật, hiện tượng, nhận thức được chính bản thân mình để có thể tự đổi mình.

 

Câu 3: Câu nói nào sau đây là của Lê – nin khi nói tới việc học?

A. Học đi đôi với hành

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Học tập chăm chỉ - cống hiến suốt đời.

D. Học để làm người.

B. Học, học nữa, học mãi.

 

Câu 4: Theo em, đối tượng cần học là ai?

A. Chỉ học sinh và sinh viên

B. Mọi người trong mọi độ tuổi.

C. Chỉ những người muốn theo học vấn cao hơn.

D. Người đang đi làm

B. Mọi người trong mọi độ tuổi.

 

Câu 5: Câu nói nào dưới đây là của Hồ Chí Minh khi nói tới việc học?

A. Học, học nữa, học mãi

B. Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.

C. Học không biết chán, dạy người không biết mỏi

D. Học với hành phải đi đôi, Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.

D. Học với hành phải đi đôi, Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.

 

ÔN TẬP VĂN BẢN: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

1

Củng cố kiến thức bài học

2

Luyện tập

3

Vận dụng

 

PHẦN 1. CỦNG CỐ

KIẾN THỨC BÀI HỌC

 

1. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Dựa vào nội dung em đã được học và trả lời câu hỏi sau đây:

Em hãy nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn và tác phẩm Mục đích của việc học?

 

a. Tác giả

(1926 – 2017)

  • Quê quán: Đô Lương – Nghệ An.
  • là một Giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về Toán học và phương pháp học.

 

b. Tác phẩm

In trong Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, 2004.

 

2. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Dựa vào nội dung em đã được học và trả lời câu hỏi sau đây:

Em hãy cho biết mục đích của việc học được tác giả triển khai trên những luận điểm nào?

 

a. Học để hiểu

không chỉ là tiếp thu, ghi nhớ

VIỆC HỌC

Là tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức

Phát huy cả tố chất của trí lực là tư duy và trí nhớ.

Là năng lực làm việc sâu về một số lĩnh vực

 

b. Học để làm

Năng lực tự học, tự đào tạo

Phát hiện, giải quyết vấn đề

Thích nghi kịp với thị trường việc làm

Học để làm

Để hợp tác

Làm việc đồng đội

 

c. Học để hợp tác, cùng chung sống

Cam kết làm ăn với nhau lâu dài, hướng đến mục đích chung.

Là cách học để hợp tác giải quyết vấn đề.

 

d. Học để làm người

  • Phát triển đầy đủ tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
  • Hiểu mình, khám phá ra “Mình là ai?” trong quá trình học.
  • Tạo ra giá trị cho mỗi người qua những thử thách trong quá trình học.

 

3. TỔNG KẾT

Em hãy tổng kết giả trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Mục đích của việc học?

a. Nội dung

  • Tác giả đã nêu rõ mục đích của việc học thông qua các luận điểm.
  • Giúp chúng ta thấy được rõ vai trò và ý nghĩa của việc học trong cuộc sống hiện đại hóa.

b. Nghệ thuật

  • Luận điểm rõ ràng, sáng rõ.
  • Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

 

Câu 1: Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần 1. Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó?

Bối cảnh: Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập.

Vấn đề nghị luận: Việc học có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa để chúng ta hòa nhập, kết nối, phát triển trong thế kỉ XXI.

 

Câu 2: Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?

Từ cơ bản

đến phức tạp

Từ căn bản gốc rễ đến khó hơn

Cách sắp xếp các luận điểm của tác giả:

Không nên thay cách sắp xếp luận điểm

Việc học cần được hiểu từ những điều cơ bản nhất, sau đó mới có thể nhắc tới những điều phức tạp, khó hơn

Người đọc có thể nắm bắt nội dung và hiểu rõ mục đích của việc học.

 

Câu 3: Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Điều tác giả muốn khẳng định

Việc học tập là quan trọng, kéo dài suốt đời người.

Cần xác định rõ mục đích của việc học, hướng vào những giá trị cốt lõi của việc học.

Có ý nghĩa quan trọng trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay

 

PHẦN 3.

VẬN DỤNG

 

Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:

NGỮ LIỆU 1

Ngày nay, học không thể dừng lại ở trình độ nhận biết, ghi nhớ, tái hiện mà phải đạt trình độ thông hiểu. Học - hiểu là đi sâu, nằm được bản chất sự vật, hiện tượng, nhận thức được quy luật của hiện thực khách quan, hiểu được chính bản thân mình để có thể tự biển đôi mình. Học - hiểu là phát hiện, khai thác, phân tích, lí giải, xử lí được thông tin, giải quyết được vấn đề một cách có hiệu quả; tức là phát huy trí lực, đặc biệt là cách tư duy. Học - hiểu là học cách tư duy để tạo ra cho mình năng lực tư duy.

Trong bối cảnh diễn ra cách mạng thông tin và sự bùng nổ thông tin, nếu học chỉ là tiếp thu, ghi nhớ kiến thức thì không thể nào đáp ứng nổi tỉnh hình kiến thức mới nảy sinh dồn dập và tăng nhanh. Học – hiểu là học cách học, cách tự học, tự nghiên cứu, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động và thao tác tư duy của chính mình. “Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu." (Ti-ơ-ri Gô-đanh - Thierry Gaudin). Học – hiểu là học cách học để tạo ra cho mình năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời

(Mục đích của việc học – Nguyễn Cảnh Toàn)

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác