Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG EM
ĐẾN VỚI BÀI HỌC!
KHỞI ĐỘNG
A | B | |
1. Câu chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân | a. Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà. | |
2. Câu đảo ngữ | b. Những cụm từ có cấu tạo giống câu đơn bình thường. | |
3. Khái niệm cụm C-V | c. Vì ốm, bạn Na phải nghỉ học. | |
4. Cụm C-V làm chủ ngữ | d. Con mèo chạy làm đổ lọ hoa. | |
5. Khái niệm trạng ngữ | e. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. |
Nối các ý cột A và cột B sao cho phù hợp.
ÔN TẬP
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIẾN ĐỔI
VÀ MỞ RỘNG CẤU TRÚC CÂU
NỘI DUNG BÀI HỌC
1
Củng cố kiến thức bài học
2
Luyện tập
3
Vận dụng
PHẦN 1.CỦNG CỐ
KIẾN THỨC BÀI HỌC
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
- Biến đổi cấu trúc và mở rộng cấu trúc câu là gì?
- Nêu tác dụng và các cách để biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.
Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu
Khái niệm
Biến đổi cấu trúc câu là thay đổi kiểu cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc của câu.
Tác dụng: Nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn.
Cách thức:
- Thay đổi trật tự các thành phần trong câu.
- Biến đổi câu chủ động thành câu bị động.
Mở rộng cấu trúc câu
Khái niệm
mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu.
Tác dụng: Biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết)
Cách thức:
- Thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập.
- Mở rộng chủ ngữ, vĩ ngữ.
PHẦN 2.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về khái niệm câu chủ động?
A. Câu có chủ ngữ chỉ chủ thể thực hiện hành động (được nêu ở vị ngữ) hướng vào một đối tượng nào đó.
B. Câu có vị ngữ chỉ chủ thể thực hiện hành động (được nêu ở chủ ngữ ngữ) hướng vào một đối tượng nào đó.
C. Câu có trạng ngữ chỉ chủ thể thực hiện hành động (được nêu ở vị ngữ) hướng vào một đối tượng nào đó.
D. Câu có chủ ngữ chỉ chủ thể bị thực hiện hành động (được nêu ở trạng ngữ) hướng vào một đối tượng nào đó.
A. Câu có chủ ngữ chỉ chủ thể thực hiện hành động (được nêu ở vị ngữ) hướng vào một đối tượng nào đó.
Câu 2: Tác dụng của việc mở rộng cấu trúc câu?
A. Nhằm thể hiện mơ hồ nội dung cần diễn đạt để tạo sự chú ý cho người nghe.
B. Nhằm thể hiện rõ ràng nội dung cần diễn đạt và thể hiện sắc thái tình cảm, đánh giá của người nói.
C. Nhằm thể hiện thái độ yêu mến của người viết tới nội dung được nói trong câu.
D. Nhằm nhấn mạnh nội dung diễn đạt và thể hiện tài năng ngôn ngữ của bản thân với người nghe.
B. Nhằm thể hiện rõ ràng nội dung cần diễn đạt và thể hiện sắc thái tình cảm, đánh giá của người nói.
Câu 3: Cụm C – V được trong câu: “Con được bố tha thứ” làm thành phần gì?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Định ngữ
D. Trạng ngữ
B. Vị ngữ
Câu 4: Không thể dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần câu nào ?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Định ngữ
D. Trạng ngữ
C. Định ngữ
Câu 5: Chuyển câu chủ động sau: “Nó biếu bà tấm vải” thành 2 câu bị động.
A. Nó biếu bà 2 tấm vải/ Nó tặng bà tấm vải.
B. Bà được nó biếu tấm vải/ Tấm vải được nó biếu cho bà.
C. Bà bị nó biếu tấm vải xanh này/ Bà không vui khi nó biếu tấm vải.
D. Nó vui vẻ cho bà tấm vải/ Nó được bà cho kẹo.
B. Bà được nó biếu tấm vải/ Tấm vải được nó biếu cho bà.
Câu 1: Thêm trạng ngữ cho các câu dưới đây? Nêu tác dụng của trạng ngữ em vừa thêm.
a. ………………………………., hạt mưa đã ngừng rơi, trời đã tạnh.
b. ……………………………………, bát ngát những cây lúa chín vàng.
c. ………………………………………, Nam đã thi trượt.
Sáng hôm sau
Giữa cánh đồng mùa gặt
Vì không làm bài tập
Bổ sung thông tin về thời gian.
Bổ sung thông tin về không gian.
Bổ sung thông tin về nguyên nhân.
Câu 2: Xác định biện pháp đảo ngữ trong các câu sau:
a. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
b. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất tổ đàn chim dáo dác bay.
Câu chưa đảo: hoa chuối bập bùng, hoa ban màu trắng.
Câu chưa đảo: Lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ / Đàn chim mất tổ bay dáo dác.
c. Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
Câu chưa đảo: Giọng đưa em dễ thương làm sao.
Việc đảo thành phần câu là dụng ý của tác giải trong việc nhấn mạnh sự việc và bộc lộ cảm xúc.
PHẦN 3.
VẬN DỤNG
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều
Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 6: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác