Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG

CÁC EM ĐẾN BUỔI HỌC NÀY!

 

BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

ÔN TẬP VĂN BẢN:

KHÓC DƯƠNG KHUÊ

 

PHẦN 2

LUYỆN TẬP

(luyện tập theo văn bản)

 

Dương Khuê

Bạn đồng khoa, tri âm, tri kỉ với Nguyễn Khuyến.

Câu 1: Dương Khuê là người có mối quan hệ như thế nào với tác giả? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoàn cảnh

ra đời

Năm 1902, Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến nghe tin liền làm bài thơ này khóc bạn.

 

Câu 2: Nhận xét sơ bộ về tình bạn của tác giả với Dương Khuê sau khi tiếp cận bài thơ? Giá trị nghệ thuật qua cách dùng từ ở 2 câu thơ đầu?

Bài thơ viếng bạn với tiếng khóc nhớ thương, đau xót.

Tình bạn keo sơn thắm thiết, chân thành, thủy chung gắn bó.

 

Giá trị nghệ thuật qua cách dùng từ ở 2 câu thơ đầu:

Hư từ “thôi”: Tiếng than nhẹ nhàng, gợi cảm giác đau đột ngột.

Bác”: Cách xưng hô trân trọng.

Man mác”, “ngậm ngùi”: tạo nhịp điệu nghẹn ngào, chua xót, nỗi mất mát như chia sẻ với đất trời.

Sử dụng nghệ thuật nói giảm, dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm câu thơ như tiếng thở dài, nhẹ đi nỗi đau đớn vì bạn mất.

 

Câu 3: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được thể hiện như thế nào?

Qua những nét khắc họa của tác giả, những lời thơ khóc bạn, trong đó có tiếng khóc: tiếng khóc giãi bày, làm sống lại những kỉ niệm của tình bạn; tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.

Cả hai người đều cùng thi đậu, cùng vui chơi, cùng nhau uống rượu,… cùng sống trong cảnh hoạn nạn và cùng đang trong tuổi già.  Tình bạn keo sơn, thắm thiết; nỗi niềm trong tâm trạng thầm kín với nỗi đau thời thế.

 

PHẦN 3

VẬN DỤNG

(đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi)

 

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân;

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

NGỮ LIỆU 1

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,

Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời;

Bác già, tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

Trước ba năm gặp bác một lần;

Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

(Trích Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

 

Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

Xót thương, đau đớn khi biết người bạn gần gũi, thân thiết đã qua đời.

Tiếc nuối, ngậm ngùi khi nhớ lại những kỉ niệm đã có với người bạn từ lúc trẻ tới khi về già.

Nhiều cảm xúc đan xen nhau:

 

Câu 2: Những kỉ niệm về tình bạn được tác giả hồi tưởng như thế nào và theo trình tự nào?

Hồi tưởng theo trình tự thời gian: từ thời trẻ đến khi về già.

Cùng thi đỗ làm quan.

Cùng rong chơi khắp chốn non nước.

Cùng ngân nga hát ả đào.

Cuộc gặp gỡ cuối cùng.

Cùng trải qua những ngày hoạn nạn.

Cùng uống rượu và bình luận thơ văn.

Những kỉ niệm sâu sắc với người bạn đã gắn bó cùng nhau qua nhiều cột mốc quan trọng trong cuộc đời.

 

Câu 3: Câu thơ “Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!” có ý nghĩa gì?

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Thôi”: lặp lại ba lần  nhấn mạnh sự nuối tiếc của tác giả về sự ra đi của người bạn.

Nói giảm nói tránh  sự xót xa, đau buồn khi mất đi người bạn gần gũi, thân thiết.

Nỗi đau buồn của tác giả, dù rất thương xót bạn nhưng phải cố gắng chấp nhận thực tại.

 

Câu 4: Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn, tình người trong cuộc sống?

Ca ngợi, trân trọng và giữ gìn tình bạn mà mình đang có.

Nhận thức được những tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỉ.

Bài thơ cảm động và sâu sắc viết để tưởng nhớ người bạn quá cố.

 

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

(Trích Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

NGỮ LIỆU 2

 

Câu 1: Dương Khuê là người có mối quan hệ như thế nào với tác giả? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Dương Khuê (1839 - 1902): người làng Vân Đình tỉnh Hà Đông, là bạn đồng khoa, tri âm, tri kỷ với tác giả Nguyễn Khuyến.

 

Câu 1: Dương Khuê là người có mối quan hệ như thế nào với tác giả? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoàn cảnh ra đời:

Thực dân Pháp xâm lược

Nguyễn Khuyến từ quan.

Dương Khuê ra làm quan cao cho Pháp đến chức tổng đốc Nam Định.

Hai người vẫn giữ được tình bạn keo sơn gắn bó không hề thay đổi.

Năm 1902: Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến nghe tin liền làm bài thơ khóc bạn.

 

Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời? Em hiểu câu thơ “Rượu ngon không có bạn hiền,” / “Không mua, không phải không tiền không mua.” như thế nào?


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác