Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

MỜI CÁC EM

ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!

 

KHỞI ĐỘNG

Cùng chơi trò chơi “Ghép đôi”

LUẬT CHƠI

  • Các thành viên tham gia trò chơi sẽ được phát các mảnh giấy “ghép đôi”.
  • Bạn nào chạy nhanh nhất để ghép đôi sẽ là người chiến thắng.

 

Dãy 1 Dãy 2

 Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

 Điệp thanh

Là bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời

Mùa đông còn hết em ơi

Mà con én đã gọi người sang xuân!

  
Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần. Chơi chữ

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

  
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Điệp vần

 

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH VÀ ĐIỆP VẦN

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

1

Ôn tập kiến thức bài học

2

Luyện tập

3

Vận dụng

 

PHẦN 1. ÔN TẬP

KIẾN THỨC BÀI HỌC

 

Dựa vào kiến thức em đã được học và trả lời câu hỏi sau đây:

  • Chơi chữ là gì? Liệt kê các lối chơi chữ thường gặp?
  • Điệp thanh là gì? Điệp vần là gì?

 

Khái niệm: là biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.

đồng âm

lối nói gần âm

cách điệp âm

lối nói lái

lối tách từ

Thường được sử dụng trong sáng tác văn chương (đặc biệt là trong thơ văn trào phúng) và trong cuộc sống hằng ngày.

a. Chơi chữ

 

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

(Ca dao)

XÉT VÍ DỤ

  • Sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm (lợi1 – “lợi ích” và lợi2 – “phần thịt bao quanh chân răng”)
  • Mục đích tạo ra sắc thái hài hước, dí dỏm, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao.

 

Là biện pháp tu từ lặp lại thanh điệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc).

Tạo ra âm hưởng nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó.

b. Điệp thanh

 

Khí trời quanh tôi làm bằng tơ.

Khí trời quanh tôi làm bằng thơ.

(Xuân Diệu, Nhị hồ)

XÉT VÍ DỤ

  • Việc sử dụng sáu thanh bằng liên tiếp trong mỗi dòng thơ gợi ra một không gian rất nhẹ và rất thơ.
  • Tác dụng: giúp tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho sự diễn đạt, đồng thời góp phần làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.

 

Là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau.

Nhằm mục đích làm tăng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản.

c. Điệp vần

 

Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời

(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

XÉT VÍ DỤ

  • Việc lặp lại các âm tiết có vần “ang” góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ.
  • Tác dụng: Gợi cho người đọc hình dung về một không gian rộng lớn, khoáng đạt.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

 

Câu 1: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông…

A. Dùng từ đồng âm

B. Dùng cặp từ trái nghĩa

C. Dùng từ cùng trường nghĩa

D. Dùng lối nói lái

A. Dùng từ đồng âm

 

Câu 2: Các biện pháp tu từ ngữ âm được hiểu như thế nào?

A. Gồm có hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,...

B. Gồm có so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, hoán dụ tu từ, phúng dụ, tượng trưng, đột giáng, chơi chữ,...

C. Gồm có điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, im lặng,...

D. Gồm có phép thế, từ tượng hình, tượng thanh, nhân hóa, so sánh

A. Gồm có hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,...

 

Câu 3: Điệp vần là gì?

  • Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
  • Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những từ cuối của mỗi câu thơ, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
  • Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết ở đầu mỗi câu thơ, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
  • Là biện pháp tu từ từ vựng, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết ở đầu mỗi câu, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.

 

Câu 4: Câu thơ "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang" sử dụng biện pháp tư từ nào?

A. Điệp cấu trúc

B. Điệp vần

C. Điệp thanh

D. Điệp phụ âm đầu

B. Điệp vần

 

Câu 5: Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào:

"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?"

A. Dùng cách điệp âm.

B. Dùng cặp từ trái nghĩa, dùng từ đồng âm.

C. Dùng từ đồng âm.

D. Dùng cặp từ trái nghĩa.

D. Dùng cặp từ trái nghĩa.

 

Luyện tập theo kiến thức bài học:

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

a. "Đi tu phật bắt ăn chay,

Thịt chó ăn được thịt cầy thì không."

(Ca dao)

Chơi chữ: sử dụng từ gần nghĩa

Tác dụng:

  • Tạo ra tiếng cười hóm hỉnh trong sự hóm hỉnh nơi nhà chùa.
  • Phê pháp thực trạng xấu của các tu sĩ mang tiếng đi tu nhưng không tuân theo giáo lí của chùa.

 

b. "Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn khuôn chuộc thói bôi vôi"

(Hồ Xuân Hương)

Chơi chữ: sử dụng từ ngữ chỉ họ nhà cóc (cóc, chẫu chàng nhái bén, nòng nọc)

Tác dụng:

  • Lối nói này tạo sự thú vị cho bài thơ đồng thời thể hiện tâm trạng buồn bã trong việc thể hiện tình cảm với chồng.
  • Khóc thương cho mối duyên và khóc cho thân phận của mình.

 

c. "Lơ thơ tơ liễu buông mành"

(Truyện Kiều)

Điệp vần: lơ thơ

Tác dụng: tạo sắc phấp phới, thưa thớt, không dày của tấm mành cửa.

d.“Mục đích thi đua ái quốc là gì?

Diệt giặc đói khổ,

Diệt giặc dốt nát,

Diệt giặc ngoại xâm”

Điệp thanh: thanh trắc

Tác dụng: tạo sắc thái đanh thép cho giọng điệu quyết tâm chống lại giặc.

 

PHẦN 3.

VẬN DỤNG

 

NHIỆM VỤ

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 7: Ôn tập thực hành tiếng Việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác