Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 CD bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) chương trình mới sách cánh diều. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu buổi chiều hoặc buổi 2. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

XIN MỜI CÁC EM

ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

 

KHỞI ĐỘNG

Khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Câu văn “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

C. So sánh

 

Câu 2: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?

A. Xúc động, nghẹn ngào

B. Đau đớn đến tột cùng

C. Sung sướng đến khó tả

D. Giận dữ, phẫn uất

A. Xúc động, nghẹn ngào

 

Câu 3: Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài có tác dụng gì?

A. Cho biết nhà văn chắc chắn phải là người địa phương Nam Bộ.

B. Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện.

C. Cho biết nhà văn đã đi và rất am hiểu vùng đất Nam Bộ.

D. Cho biết nhà văn đã đi và sống nhiều ở vùng Nam Bộ.

B. Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện.

 

Câu 4: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa.

Việc lặp lại bốn lần “cây lược” trong câu văn trên có tác dụng gì?

A. Để nhấn mạnh hình dáng đặc biệt của cây lược

B. Để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của cây lược

C. Để nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà người cha gửi gắm vào cây lược

D. Để nhắc nhở kỉ niệm giữa cha và con

C. Để nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà người cha gửi gắm vào cây lược

 

Câu 5: Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu?

A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách

B. Vì nó chứng tỏ ông là người biết giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng

C. Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để làm ra chiếc lược

D. Vì lúc bấy giờ việc có được một cây lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi

A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách

 

BÀI 4. TRUYỆN NGẮN

ÔN TẬP VĂN BẢN:

CHIẾC LƯỢC NGÀ

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

1

Ôn tập kiến thức bài học

2

Luyện tập

3

Vận dụng

 

PHẦN 1. ÔN TẬP

KIẾN THỨC BÀI HỌC

 

  • TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Dựa vào nội dung em đã học và trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Nhắc lại một số hiểu biết về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà?
  • Nhan đề Chiếc lược ngà có ý nghĩa gì?

 

a. Tác giả

(1932 – 2014)

  • Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.
  • Từ sau 1954 tập kết ra Bắc, viết văn.
  • Đề tài: Thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.

 

b. Tác phẩm

  • Viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ được đưa vào tập truyện cùng tên.
  • Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa truyện.

 

c. Ý nghĩa nhan đề

Chiếc lược ngà

Hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

Với bé Thu, đây là kỉ vật, tình cảm yêu thương của người cha nơi chiến khu dành cho em.

Không chỉ khắc họa tình cha con sâu lặng mà còn nỗi đau mất mát do chiến tranh gây ra.

 

2. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau đây:

Nhóm 1

Em hãy phân tích tình huống truyện của tác phẩm.

Nhóm 2

Phân tích tình cảm của bé Thu đối với cha.

Nhóm 3

Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu.

 

a. Tình huống truyện

Thu không nhận ông Sáu là cha sau 8 năm xa cách.

Thu nhận cha, tình cảm cha con đang thắm thiết.

Ông Sáu phải quay lại chiến trường.

Ông Sáu ở căn cứ làm lược ngà để tặng con gái.

Chiếc lược chưa kịp tặng thì ông Sáu đã hi sinh.

Tình phụ tử sâu sắc của hai cha con ông Sáu.

 

b. Tình cảm của bé Thu đối với cha

Tình cảm của bé Thu

Trước khi nhận ra ông Sáu là cha

Khi đã nhận ra ông Sáu là cha

Ương ngạnh, không chịu gọi ông Sáu là cha

Nói trống không, bỏ sang nhà ngoại khi bị ông Sáu đánh.

Ân hận day dứt vì đã không nhận ra cha

Ôm chầm lấy ba mếu máo, hôn lên vết thẹo

 

c. Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu

Khi mới về thăm con

Mong chờ, thương nhớ con

Nôn nao, vội vàng để được gặp con. Giọng run run, xúc động “Ba đây con”

Khi con không nhận ra: đứng sững lại, mặt sầm lại, hai tay buông thõng.

Thể hiện sự đau khổ, thất vọng.

 

Lúc ở căn cứ

Ân hận vì đã đánh con.

Cưa từng chiếc răng lược cẩn thận tỉ mỉ, ngắm nghía cây lược.

Mong được gặp lại con, cả giây phút cuối đời vẫn nhớ đến con.

Nhờ đồng đội chuyển cho con cây lược ngà.

 

3. TỔNG KẾT

Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lược ngà.

Dựa vào nội dung em đã được học, hãy trả lời câu hỏi sau đây:

 

Nội dung:

  • Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
  • Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Nghệ thuật:

  • Xây dựng tình huống éo le, cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, giản dị, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

 

PHẦN 2.

LUYỆN TẬP

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Powerpoint dạy thêm Ngữ văn 9 CD, giáo án điện tử dạy thêm bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác