Trong phòng thí nghiệm có một số nam châm thẳng, để bảo quản từ tính của nam châm, theo em người ta nên để các nam châm như thế nào?

Chương 6: Từ

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm có một số nam châm thẳng, để bảo quản từ tính của nam châm, theo em người ta nên để các nam châm như thế nào?

Câu 2: Em hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu.

Câu 3: Bố Nam cắt hai thanh đồng và sắt rồi sơn chúng cho đẹp. Mấy ngày sau, ông cần dùng thanh đồng nhưng lại quên mất thanh đồng là thanh nào vì hai thanh giống nhau cả về hình dạng lẫn màu sơn. Nếu em là Nam, em làm cách nào tìm ra thanh đồng giúp bố. 


Câu 1: 

Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta cần bảo quản nam châm như sau:

- Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao. 

- Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm. 

- Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

Câu 2: 

Ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là:

+ Có thể tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây

+ Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.

+ Có thể thay đổi tên các cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

Nhược điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là:

+ Khi vận hành , sử dụng thì nam châm điện cần phải có một điện năng mạnh (dòng điện mạnh). Nếu dòng điện yếu, không ổn định thì sẽ dẫn đến tuổi thọ của sản phẩm thấp và hoạt động kém hiệu quả

Câu 3: Ta đưa nam châm lại gần hai thanh kim loại, thanh nào bị nam châm hút là thanh sắt, thanh không bị hút là thanh đồng. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác