Đề số 6: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Cửa hàng quần áo A vừa nhập một mẫu quần mới và cần lấy ý kiến của khách hàng. Trong tổng số 74 lượt khảo sát, có 23 bình chọn “Rất thích”, 31 bình chọn “Thích” và còn lại là bình chọn “Không thích”. Xác suất khách hàng không thích mẫu quần mới này là khoảng:

  • A. 23%
  • B. 27%
  • C. 31%
  • D. 74%

Câu 2: ung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả như sau:

Sự kiện

Hai đồng sấp

Một đồng sấp, một đồng ngửa

Hai đồng ngửa

Số lần

22

20

8

  • A. 0,2
  • B. 0,4
  • C. 0,44
  • D. 0,16

Câu 3: Tại chung cư A, khảo sát ngẫu nhiên 80 hộ gia đình cho thấy chỉ có 12 hộ trang bị bình cứu hỏa trong nhà. Xác suất của biến cố “Hộ gia đình không trang bị bình cứu hỏa trong nhà” là khoảng:

  • A. 80%
  • B. 25%
  • C. 15%
  • D. 85%

Câu 4: Số lượt khách đến tham quan bảo tàng A trong năm qua được thống kê như sau:

Tháng

1; 2

3; 4

5; 6

7; 8

9; 10

11; 12

Số lượt khách

107

111

142

156

121

113

Xác suất của biến cố “Khách đến tham quan bảo tàng A trong 4 tháng đầu năm” là khoảng:

  • A. 14%
  • B. 15%
  • C. 29%
  • D. 31%

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Bạn Hà quan sát số lần đi làm muộn do đường Nguyễn Xiển bị tắc trong 365 ngày thì ghi nhận 300 ngày tắc đường vào giờ cao điểm mỗi buổi sáng. Từ số liệu thống kê đó, hãy ước lượng xác suất của biến cố G: "Đi làm muộn do tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng ở đường Nguyễn Xiển"


Trắc nghiệm: 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

C

 

Tự luận: 

Trong 365 ngày quan sát thì có 300 ngày tắc đường vào giờ cao điểm.

Do đó số lần xuất hiện của biến cố G là 300 lần

Vậy xác suất thực nghiệm của biến G là

$\frac{300}{365}\approx 0,82=82%$

Vậy xác suất của biến cố G được ước lượng là 82%


Bình luận

Giải bài tập những môn khác