Đề số 4: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
ĐỀ 4
Câu 1 (6 điểm). Gieo xúc xắc 30 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 6 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”
Câu 2 (4 điểm). Một cửa hàng thống kê số lượng các loại sách giáo khoa bán được trong một năm vừa qua như sau
Loại sách giáo khoa | Toán | Văn | Lí | Hoá | Sinh | Anh |
Số lượng bán được (quyển) | 1324 | 1223 | 672 | 584 | 327 | 370 |
Tính xác suất thực nghiệm của biến cố F: "Sách Toán được bán ra trong năm đó của cửa hàng"
Câu 1:
Gọi X là biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”.
Trong 30 lần tung ta quan sát thấy biến cố X xảy ra 5 lần.
Do đó, xác suất thực nhiệm của biến cố X là $5:30=\frac{1}{6}$
Câu 2:
Trong một năm của hàng bán được tổng số lượng SGK là: 1324 + 1223 + 672 + 584 + 327 + 370 = 4500
Ta quan sát thấy trong một năm biến cố F xuất hiện 1324 lần.
Do đó xác suất thực nghiệm của biến cố F là $1324:4500=\frac{331}{1125}$
Bình luận