Đề số 1: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
Câu 1: Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” trong trường hợp “Tung một đồng xu 27 lần liên tiếp, có 14 lần xuất hiện mặt S”
- A. $\frac{13}{27}$
- B. $\frac{3}{27}$
- C. $\frac{14}{27}$
- D. $\frac{27}{3}$
Câu 2: Khi nói về xác suất thực nghiệm và xác suất lí thuyết. Chọn câu trả lời sai
- A. Xác suất thực nghiệm phụ thuộc vào kết quả của dãy phép thử và chỉ được xác định sau khi đã thực hiện dãy phép thử.
- B. Xác suất thực nghiệm và xác suất lí thuyết của cùng một sự kiện hay biến cố bằng nhau.
- C. Xác suất lí thuyết có thể được xác định trước khi thực hiện phép thử.
- D. Khi thực hiện càng nhiều lần phép thử, xác suất thực nghiệm càng gần xác suất lí thuyết.
Câu 3: Mỗi bạn Hà, Nhung và Thảo tung một đồng xu cân đối và đồng chất 30 lần và ghi lại kết quả trong bảng sau
Người tung | Số lần xuất hiện mặt sấp | Số lần xuất hiện mặt sấp |
Hà | 12 | 18 |
Nhung | 9 | 21 |
Thảo | 24 | 6 |
Gọi A là biến cố “Xuất hiện mặt sấp”. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A sau 30 lần tung của Nhung.
- A. $\frac{9}{30}$
- B. $\frac{4}{5}$
- C. $\frac{6}{15}$
- D. $\frac{9}{15}$
Câu 4: Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” trong trường hợp “Tung một đồng xu 30 lần liên tiếp, có 17 lần xuất hiện mặt N”
- A. $\frac{30}{17}$
- B. $\frac{17}{30}$
- C. $\frac{3}{7}$
- D. $\frac{7}{3}$
Câu 5: Gieo xúc xắc 30 lần liên tiếp, có 4 lần xuất hiện mặt 2 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 2 chấm”.
- A. $\frac{1}{2}$
- B. $\frac{7}{15}$
- C. $\frac{2}{15}$
- D. $\frac{1}{15}$
Câu 6: Trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng, mỗi lần ta lấy ngẫu nhiên một đối tượng, ghi lại đối tượng lấy ra và bỏ lại đối tượng đó vào nhóm đối tượng đã cho. Xét đối tượng A từ nhóm gồm k đối tượng trong trò chơi trên. Khi số lần lấy ra ngẫu nhiên một đối tượng ngày càng lớn thì xác suất thực nghiệm của biến cố “Đối tượng lấy ra là đối tượng A” ngày càng gần với số thực nào?
- A. $\frac{1}{k}$
- B. k
- C. $\frac{1}{2k}$
- D. $\frac{k}{2}$
Câu 7: Một hộp có 10 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số nguyên dương không vượt quá 10, hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên một chiếc thẻ từ trong hộp, ghi lại số của thẻ lấy ra và bỏ lại thẻ đó vào hộp. Sau 40 lần lấy thẻ liên tiếp, thẻ ghi số 1 được lấy ra 3 lần. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Thẻ lấy ra ghi số 1” trong trò chơi trên.
- A. $\frac{10}{40}$
- B. $\frac{1}{40}$
- C. $\frac{3}{40}$
- D. $\frac{3}{10}$
Câu 8: Một cửa hàng thống kê số lượng các loại sách giáo khoa bán được trong một năm vừa qua như sau
Loại sách giáo khoa | Toán | Văn | Lí | Hoá | Sinh | Anh |
Số lượng bán được (quyển) | 1324 | 1223 | 672 | 584 | 327 | 370 |
Tính xác suất thực nghiệm của biến cố F: "Sách Toán được bán ra trong năm đó của cửa hàng"
- A. $\frac{146}{1125}$
- B. $\frac{56}{375}$
- C. $\frac{331}{1125}$
- D. $\frac{37}{450}$
Câu 9: Bạn Hà quan sát số lần đi làm muộn do đường Nguyễn Xiển bị tắc trong 365 ngày thì ghi nhận 300 ngày tắc đường vào giờ cao điểm mỗi buổi sáng. Từ số liệu thống kê đó, hãy ước lượng xác suất của biến G: "Đi làm muộn do tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng ở đường Nguyễn Xiển"
- A. $\frac{300}{365}$
- B. $\frac{65}{365}$
- C. $\frac{365}{300}$
- D. $\frac{300}{65}$
Câu 10: Kiểm tra ngẫu nhiên 1000 cái áo do nhà máy X sản xuất thì có 13 cái không đạt chất lượng. Hãy ước lượng xác suất của biến cố E "Một cái áo của nhà máy X sản xuất không đạt chất lượng".
- A. 0,25%
- B. 1,3%
- C. 3,4%
- D. 9,15%
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | A | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | C | C | A | B |
Bình luận