Bài tập về tính diện tích xung quanh, thể tích của một hình hỗn hợp gồm nhiều hình

5. Một chi tiết máy có dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước là 20cm, 20cm, 5cm. Người ta khoan một lỗ hình trụ có đường kính đáy 16cm và chiều cao 5cm xuyên qua chi tiết đó. Tính thể tích phần vật thể còn lại.

6. Một chi tiết máy có dạng hình trụ có đường kính đáy 25cm, chiều cao 5cm. Người ta khoét một hình hộp chữ nhật có kích thước là 16cm, 16cm, 5cm xuyên qua chi tiết đó. Tính thể tích phần vật thể còn lại.

7. Một chi tiết máy có các kích thước như hình vẽ. Hãy tín thể tích và diện tích bề mặt của chi tiết đó.

8. Lõi của một cuộn chỉ có kích thước như hình dưới. Tính thể tích của chỉ sau khi được cuộn đầy vào lõi (làm tròn đến số thập phân thứ 2).


5. Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

V1 = 20.20.5 = 2000 (cm$^{3}$)

Thể tích của lỗ khoan hình trụ là:

V2 = $\pi .8^{2}.5=320\pi (cm^{3})$

Thể tích phần vật thể còn lại là:

V = V1 - V2 = 2000 - $320\pi \approx 1300,2(cm^{3})$

6. Thể tích vật thể hình trụ là:

V1 = $\pi \left ( \frac{25}{2} \right )^{2}.5=781,25\pi (cm^{3})$

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

V2 = 16.16.5 = 1280 ($cm^{3}$)

Thể tích vật thể còn lại là:

V = V1 - V2 = $781,25\pi - 1280 \approx 1173,13(cm^{3})$

7.

Bài tập về tính diện tích xung quanh, thể tích của một hình hỗn hợp gồm nhiều hình

- Chi tiết máy gồm hai hình:

 Hình trụ có bán kính đáy R = 3cm, chiều cao h = 20cm nên có thể tích:

V1 = $\pi .3^{2}.20=180\pi (cm^{3})$

 Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là 10cm, 10cm, 5cm nên có thể tích :

V2 = 10.10.5 = 500 $(cm^{3})$

Vậy thể tích của chi tiết máy này là:

V = V1 + V2 = $180\pi +500\approx 1065,2(cm^{3})$

- Diện tích xung quanh của hình trụ là:

S1 = $2\pi .3.20=120\pi (cm^{2})$

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

S2 = 2.(10+10).5 = 200 (cm^{2})$

Tổng diện tích các mặt ngoài còn lại là:

S3 = $\pi .3^{2}+2.10^{2}-\pi .3^{2}=200(cm^{2})$

Vậy tổng diện tích bề mặt của chi tiết là:

S = $120\pi +200 + 200\approx 776,8(cm^{2})$

8.

 

Thể tích của chỉ sau khi được cuộn đầy là hiệu hai thể tích của hai hình trụ.

Hình trụ thứ nhất có bán kính đáy là R1 = 2,5cm, chiều cao là 8cm nên có thể tích:

V1 = $\pi .2,5^{2}.8=50\pi (cm^{3})$

Hình trụ thứ hai là lõi có bán kính đáy là R2 = 0,5cm và chiều cao là 8cm nên có thể tích :

V2 = $\pi .0,5^{2}.8=2\pi (cm^{3})$

Vậy thể tích của chỉ sau khi được cuộn đầy là:

V = V1 - V2 = $50\pi -2\pi =48\pi \approx 150,72(cm^{3})$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác