Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: "Hồi trống cổ thành" trích trogn tác phẩm nào?

  • A. Tây du ký
  • B. Tam quốc diễn nghĩa
  • C. Liêu Trai Chí Dị 
  • D. Phong thần diễn nghĩa

Câu 2: Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công là do:

  • A. Trương Phi hiểu lầm Quan Công phản bội.
  • B. Trương Phi và Quan Công có hiềm khích từ trướC.
  • C. Quan Công không khuất phục Trương Phi.
  • D. Quan Công muốn cướp thành của Trương Phi.

Câu 3: Đoạn văn trên đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào: “Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Sương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” 

  • A. Nhân hóa
  • B. Đối lập
  • C. so sánh
  • D. Ẩn dụ

Câu 4: Tại sao Trương Phi quyết sống chết với Quan Công?

  • A. Vì ghét Quan Công.
  • B. Vì không thỏa mãn làm đệ của một kẻ bội nghĩ
  • C. Vì hiểu lầm Quan Công hàng quân Tào, đến để giết mình.
  • D.Vì tính nóng nảy, thiếu suy nghĩ thấu đáo.

Câu 5: Vì sao sau một thời gian thất lạc người anh kết nghĩa, khi gặp nhau, Trương Phi lại vô cùng nổi giận?

  • A. Vì Trương Phi hiểu lầm rằng Quan Công đã theo Tào Tháo phản bội anh em.
  • B. Vì quan Công không bảo vệ được hai chị dâu.
  • C. Vì trong thời gian thất lạc, Quan Công không hề liên lạc gì với Lưu Bị và Trương Phi.
  • D. Vì Quan Công đã quên nghĩa vườn đào xưa.

Câu 6: Tác giả La Quán Trung sống vào khoảng thời gian nào?

  • A.Cuối Minh đầu Thanh
  • B. Cuối Nguyên đầu Minh
  • C. Cuối Tống đầu Nguyên
  • D. Cuối Hán đầu Đường

Câu 7: Đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích là gì?

  • A. Hấp dẫn
  • B.Hấp dẫn, giàu kịch tính
  • C. Kịch tính
  • D. Tạo yếu tố bất ngờ

Câu 8: Ý nào dưới đây nêu lên phẩm chất của Quan Vân Trường?

  • A. Nhân
  • B. Trí
  • C. Đức
  • D. Dũng

Câu 9: Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào thời nào?

  • A. Hán
  • B. Minh
  • C. Thanh
  • D. Tống

Câu 10: Theo em, đỉnh điểm của đoạn trích là sự việc gì ?

  • A. Tôn Càn báo tin, Trương Phi đùng đùng tức giận
  • B. Trương Phi cầm giáo đâm thẳng vào Quan Công.
  • C. Sái Dương xuất hiện
  • D. Trương Phi chưa dứt hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống

Câu 11: Đoạn trích hồi trống cổ thành thuộc hồi nào?

  • A. 38
  • B. 18
  • C. 48
  • D. 28

Câu 12: Nếu xem Cổ Thành là cửa ải thứ sáu, cửa ải nghiệt ngã nhất đối với Quan Công, thì vật chướng ngại lớn nhất cần vượt qua ở đây không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà con2 mang một ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa khái quát đó là gì?

  • A. Một sự hiểu lầm giữa hai anh em Quan, Trương cần được cải chính.
  • B. Một hồi trống chém xong đầu tên tướng giặc.
  • C. Một cơn nóng giận, cố chấp của viên hổ tướng.
  • D.Một thử thách đối với lòng trung nghĩ.

Câu 13: Khi thấy Quan Công đến, thái độ của Trương Phi như thế nào?

  • A.Mừng rỡ, chạy ra tiếp đón.
  • B. Nổi giận muốn giết Quan Công.
  • C. Thản nhiên như không có gì xảy ra.
  • D. Không thích nhưng vẫn ra tiếp đón

Câu 14: Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là "Hồi trống Cổ thành"?

  • A. Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công.
  • B. Vì ngày xưa trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục.
  • C. Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi.

Câu 15: Nếu xem Cổ Thành là cửa ải thứ sáu, cửa ải nghiệt ngã nhất đối với Quan Công, thì vật chướng ngại lớn nhất cần vượt qua ở đây không chỉ mang ý nghĩa cụ thể mà còn mang một ý nghĩa khái quát. Ý nghĩa khái quát đó là gì?

  • A. Một sự hiểu lầm giữa hai anh em Quan, Trương cần được cải chính.
  • B. Một thử thách đối với lòng trung nghĩ.
  • C. Một cơn nóng giận, cố chấp của viên hổ tướng.
  • D. Một hồi trống chém xong đầu tên tướng giặc.

Câu 16: Nhân vật trung tâm trong đoạn trích là ai?

  • A.Quan Công
  • B.Tào Tháo
  • C. Trương Phi
  • D. Trương Phi và Quan Công

Câu 17: Chi tiết Sái Dương bất ngờ xuất hiện, xét về ý nghĩa khắc họa hành động, tâm lí nhân vật, đặc sắc, thú vị ở chỗ:

  • A. Đẩy mâu thuẫn Quan – Trương đến đỉnh điểm và chụẩn bị cho viêc giaỉ quyết mâu thuẫn ấy.
  • B. Làm cho lập trường “tôn Lưu biếm Tào” của tác gải càng thêm được củng cố vững chắc, nổi bật.
  • C. Làm dày đặt, u ám thêm đám mây ngờ vực trong lòng Trương Phi, nhưng cũng tạo cơ hội tốt cho Quan Công xua tan nhanh đám mây ngờ vực ấy.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng về tác dụng của việc Quan Công nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào?

  • A. Làm cho Trương Phi thêm tức giận Quan Công
  • B. Làm cho Trương Phi bình tĩnh lại và bớt tức giận Quan Công.
  • C. Làm cho Trương Phi thêm hiểu lầm Quan Công.
  • D. Làm cho Trương Phi thêm ngờ vực Quan Công.

Câu 19: Ai là nhân vật chính trong truyện?

  • A. Chú San và Dì Mây
  • B. Dì Mây và Cô Thanh
  • C. Mai và Bé Cún
  • D. Vợ Chú San và Dì Mây

Câu 20: “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ.”. Đối với nhân vật dì Mây và chú San, tình huống này là:

  • A. Trớ trêu 
  • B. Bình thường
  • C. Rắc rối
  • D. May mắn

Câu 21: Đối mặt với tình huống chú San đi lấy vợ, tâm trạng của dì Mây như thế nào?

  • A. Bồn chồn, bứt rứt
  • B. Tức tưởi, đau khổ
  • C. Ngỡ ngàng, thảng thốt
  • C. Tươi vui, rạng rỡ

Câu 22: Đọc đoạn sau đây, nhận xét thái độ và hành động của nhân vật dì Mây:

“Không!”. Tiếng dì Mây phá vỡ khoảng không gian im lặng. Dì bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân. Chú San chạy theo níu áo đì Mây. Dì đứng lại, thở hổn hển: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!”. Chú San ngập ngừng định nói điều gì. Dì Mây ngăn lại: “Anh đừng lo cho tôi.”. Dì thở dài đánh thượt: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.”.

  • A. Dứt khoát, bản lĩnh, nhân hậu
  • B. Liều lĩnh, kiêu căng, bất cần
  • C. Nóng nảy, bực tức, nông nổi
  • D. Uất ức, tức tưởi, dùng dằng

Câu 23: Các chi tiết dưới đây thể hiện điều gì?

- Mẹ hái lá bưởi mang ra bến sông Châu. Mẹ và dì gội đầu cho nhau.

- Lúc về mẹ dặn: “Mai. Chịu khó học hành rồi đỡ đần ông cho dì vui. Đừng có nhảy cẫng đi chơi, bỏ dì ngồi một mình.”.

- Mẹ lại bảo: “Dì ra đây là phải. Ở nhà nhìn sang bên kia hàng râm bụt thấy người ta như đôi chim cu, đến tôi cũng nẫu ruột.”.

  • A. Mai thiếu sự quan tâm, chăm sóc dì Mây
  • B. Chú San thờ ơ, lạnh lùng với dì Mây
  • C. Tình cảm yêu thương sâu nặng của hai chị em gái
  • D. Tình cảm gần gũi, thắm thiết giữa dì và cháu

Câu 24: Đọc đoạn sau đây và cho biết, vì sao dì Mây khóc?

- Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ, khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!” Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của đì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Chú San vào, bối rồi. Thím Ba bảo: “Tôi hiểu ra rồi. Cứ đề con Mây nó khóc. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ.”.

  • A. Mệt mỏi, căng thẳng
  • B. Mừng cháu bé ra đời
  • C. Thương thân, tủi phận
  • D. Thương xót đứa bé sinh khó

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác