Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người kể trong văn bản "Hê-ra-clet đi tìm táo vàng " kể chuyện theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất             
  • B. Ngôi thứ 2             
  • C. Ngôi thứ 3                   
  • D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

Câu 2: Tại sao muốn chiến thắng Mtao Mxây mà Đăm Săn lại không nhân cơ hội đâm lén y?

  • A. Vì sợ võ nghệ của Đăm Săn
  • B. Vì trọng danh dự
  • C. Vì dân làng Mtao Mxây ngăn cản
  • D. Vì không có thời cơ thích hợp

Câu 3: “Thần trụ trời” là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, không giải thích cho sự hình thành cái gì?

  • A. Muôn thú, muôn loài
  • B. Biển, hồ, sông, núi
  • C. Con người và thiên nhiên
  • D. Nền văn hoá đa dạng của loài người

Câu 4: Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Rama nói với Xita là những lời lẽ như thế nào?

  • A. Lời lẽ thân mật của vợ chồng          
  • B. Lời lẽ xa cách và lạnh lùng
  • C. Lời lẽ xuề xòa, giản dị           
  • D. Lời lẽ tha thiết nồng nàn

Câu 5: Nói giảm nói tránh là gì?

  • A. Là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
  • B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
  • C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
  • D. Là phóng đại có mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 6: Hai câu thơ nào hay nhất trong “Thu hứng”?

  • A. Hai câu luận
  • B. Hai câu thực
  • C. Hai câu đề
  • D. Hai câu kết

Câu 7: Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

  • A. Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn công tử nhà giàu
  • B. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh
  • C. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ
  • D. Là bản tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn.

Câu 8: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Câu cá mùa thu”?

  • A. Khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà
  • B. Khi tác giả vẫn làm quan
  • C. Khi tác giả đang đi du lịch
  • D. Khi tác giả làm thầy thuốc

Câu 9: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?

  • A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
  • B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
  • C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
  • D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)

Câu 10: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân?

  • A. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng
  • B. Con gà rừng ức bởi xuân huyên
  • C. Con gà rừng ăn lẫn với công-Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
  • D. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò

Câu 11: Mỗi loại nhân vật của tuồng lại có một lối diễn khác nhau, chính diện thường như nào?

  • A. Ngay thẳng, cương trực, đi đứng đàng hoàng
  • B. Gian xảo
  • C. Láo liên
  • D. Lươn lẹo, uốn éo

Câu 12: Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về việc?

  • A. Thị Mầu mang bầu
  • B. Thị Kính và Thị Mầu đi chơi
  • C. Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm
  • D. Kính Tâm làm việc

Câu 13: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. Đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

Câu 14: Hà Nội được đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày tháng năm nào ?

  • A. 21/12/1978
  • B. 12/08/1991
  • C. 04/10/1990
  • D. 16/07/1999

Câu 15: Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi cho ai?

  • A. Hùng Vương
  • B. An Dương Vương
  • C. Lạc Long Quân
  • D. Đế Lai

Câu 16: Phần thứ nhất của tác phẩm “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” nói về?

  • A. Giới thiệu về lễ hội Ka-tê
  • B. Giới thiệu về phần nghi lễ
  • C. Giới thiệu về phần hội
  • D. Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

Câu 17: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Một

Câu 18: Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi không có đặc điểm gì?

  • A. Đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện
  • B. Ngôn ngữ cô đúc
  • C. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa
  • D. Sử dụng biện pháp nghệ thuật tả cảnh hữu tình

Câu 19: Nội dung của đoạn 2 bài Bình Ngô Đại Cáo là gì?

  • A. Vạch trần bản chất gian trá và tội ác tột cùng của kẻ thù phi nghĩa đối với nhân dân ta.
  • B. Nêu lên khả năng tra tấn, hành hung, cướp người, cướp của của quân giặc.
  • C. Tình hình chính sự trong nước đang rất rối ren.
  • D. Khẳng định chủ quyền của nước Nam

Câu 20: Câu nào sau đây nói đúng về câu thơ thứ 5, 6 trong bài Gương báu khuyên răn?

  • A. Chợ cá làng ngư phủ cho thấy cuộc sống ấm no của người dân nơi đây còn tiếng ve vang lên khiến lầu tịch dương trở nên trang trọng, quý phái.
  • B. Âm thanh của phiên chợ cá nơi làng chài, tiếng ve vang lên rộn ra trong buổi hoàng hôn gợi nhịp sống thanh bình, yên ấm.
  • C. Khung cảnh hoàng hôn hiện ra trong sự ngạc nhiên khác lạ với tất cả, điều đó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.
  • D. Người thi nhân thảnh thơi ngồi uống trà trước ao sen và lắng nghe âm thanh sống động của ngày hè

Câu 21: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò,… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,…”

Trong câu văn trên, biện pháp liệt kê được sử dụng mấy lần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 22: Trong các câu sau, câu nào có lời dẫn trực tiếp?

  • A. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.
  • B. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  • C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  • D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.

Câu 23: Trong các câu sau, câu nào có lời dẫn trực tiếp?

  • A. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.
  • B. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  • C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
  • D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.

Câu 24: Đâu không phải đặc điểm của cách dẫn trực tiếp?

  • A. Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm
  • B. Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói (viết) và người đọc (người nghe). Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp
  • C. Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực, khách quan với những thông tin được nói đến
  • D. Lời dẫn không cần đặt trong dấu ngoặc kép hoặc trước dấu hai chấm. Viết như những lời văn bình thường 

Câu 25: Đâu là đáp án không đúng khi nói về đặc điểm của cách dẫn gián tiếp?

  • A. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn
  • B. Người nói (người viết) không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc.
  • C. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi hơn trong diễn đạt) rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người). Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe
  • D. Sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn và phải có ký hiệu đánh dấu là dấu ngoặc kép và dấu hai chấm

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác