Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Văn học dân gian là gì?
- A. Là những tác phẩm văn học viết về nhân dân, phục vụ cho nhân dân.
B. Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
- C. Là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩa và tin là hoàn toàn có thực.
- D. Là một thể loại văn học dân gian có từ lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Thường mang tính chất hoang đường, kỳ ảo, nhưng cũng có thể phản ánh những sự kiện lịch sử hoặc những ước mơ, nguyện vọng của con người.
Câu 2: Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao- Mxây tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn cảnh đổ máu trong giao tranh là vì
- A. Họ không có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.
- B. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
C. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
- D. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.
Câu 3: Nhân vật trong thần thoại thường là thần có những ưu điểm như thế nào?
- A. Không có sức mạnh gì đặc biệt
- B. Có sức mạnh nhưng không dùng đến
C. Có sức mạnh phi thường để thực hiện các công việc sáng tạo thế giới hoặc sáng tạo văn hóa
- D. Không có sức mạnh nhưng cũng góp phần làm nên thế giới
Câu 4: Sau chiến thắng Rama và Xita gặp nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”. “Mọi người” đó gồm những ai?
A. Anh em, bạn hữu Rama, quan quân, Dân chúng của quỷ Racsaxa, quân đội của loài khỉ Vanara
- B. Anh em, bạn hữu Rama, quan quân, Dân chúng của quỷ Racsaxa
- C. Anh em, bạn hữu Rama quân đội của loài khỉ Vanara
- D. Anh em, bạn hữu Rama quân đội của loài khỉ Vanara, Dân chúng của Rama
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
- A. Ẩn dụ
B. Nói quá
- C. Nói giảm, nói tránh
- D. Hoán dụ
Câu 6: Đỗ Phủ sinh ra trong một gia đình như thế nào?
- A. Thương nhân
- B. Nông dân nghèo
- C. Quan lại
D. Có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời
Câu 7: Đối tượng thường được đề cập đến nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là ai?
- A. Thầy tu hư hỏng
B. Người phụ nữ không hạnh phúc
- C. Lũ học trò dốt
- D. Người nông dân
Câu 8: Tác phẩm “Câu cá mùa thu” được nằm trong đâu?
- A. Trong tập truyện cùng tên
- B. Trong bài thơ về mùa thu
C. Trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến
- D. Trong chùm thơ riêng
Câu 9: Lí do của việc lựa chọn trật tự từ trong câu: “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ” là gì?
A. Nhằm thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc) và nhấn mạnh vào cụm từ “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho”.
- B. Nhắm nhấn mạnh tầm quan trọng của “Sáu đồng bạc với ba đồng ” .
- C. Nhằm thể hiện tài năng của người nói (người viết)
- D. Nhằm nhấn mạnh việc số tiền này quá ít
Câu 10: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình Kim Nham của Xúy Vân?
- A. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng
- B. Con gà rừng ức bởi xuân huyên
C. Con gà rừng ăn lẫn với công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!
- D. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò
Câu 11: Lối diễn xuất của tuồng nặng tính?
- A. Tính hài
- B. Tính buồn
- C. Tính lố bịch
D. Tính ước lệ và trình thức
Câu 12: Quan Âm Thị Kính là một vở chèo như thế nào?
- A. Là một vở viết và diễn khá lâu của tác giả, TS Trần Đình Ngôn, khi quyết định dựng vở này tôi nghĩ Dung đã dũng cảm lắm, vì phải làm mới.
B. Là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... vào thế kỉ 20
- C. Là một vở chèo hay và đặc sắc
- D. Là một vở chèo mang đậm chất buồn
Câu 13: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Người lính mới
- B. Binh khí mới
- C. Con người mới
- D. Người lính cũ
Câu 14: Tên gọi "Hà Nội" bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm bao nhiêu ?
A. 1831
- B. 1888
- C. 1896
- D. 1902
Câu 15: Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch bắt đầu từ bao giờ?
- A. 1915
- B. 1916
C. 1917
- D. 1918
Câu 16: Bố cục của tác phẩm “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” gồm?
- A. 5 phần
B. 4 phần
- C. 3 phần
- D. 2 phần
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?
- A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật
- B. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp
C. Lời nói của nhân vật được trích dẫn nguyên văn
- D. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 18: Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ nào?
- A. Thơ tự do
B. Thơ Đường luật
- C. Thơ năm chữ
- D. Thơ Nôm
Câu 19: Trong đoạn 1 bài Bình Ngô Đại Cáo, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?
A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- B. Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác
- C. Lưu Cung tham công … giết tươi Ô Mã.
- D. Họ đã sống và chết... /Cũng như chưa thấy xưa nay
Câu 20: Hãy nhận xét về cách tái hiện hình tượng thiên nhiên của tác giả trong bài Gương báu khuyên răn?
- A. Nghiêng về bút pháp lãng mạn; màu sắc và hình ảnh hòa trộn vào nhau.
- B. Nghiêng về bút pháp lãng mạn; các từ ngữ đậm đà bản sắc dân tộc và tình yêu đôi lứa.
C. Nghiêng về bút pháp tả thực; màu sắc và đường nét táo bạo, sống động.
- D. Nghiêng về bút pháp tả thực với các hình ảnh mang tính tượng trưng, đại diện cho lối sống thanh tao.
Câu 21: Trong trường hợp nào liệt kê có đầy đủ tính chất của một biến pháp tu từ?
- A. Khi liệt kê được dùng để thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
B. Khi liệt kê được dùng để thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
- C. Khi liệt kê được dùng để thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
- D. Khi liệt kê được dùng để tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
Câu 22: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp?
(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"
(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng: Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5) Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.
- A. Các câu (1) (2) (3) (4)
B. Các câu (1) (3) (4)
- C. Các câu (1) (2) (4)
- D. Các câu (5) (4) (3)
Câu 23: Các từ LÀ, RẰNG nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?
A. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp
- B. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp
- C. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp
- D. Chỉ có thể là lời dẫn không trực tiếp, không gián tiếp
Câu 24: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...
- A. Nhắc lại ý chính
B. Nhắc lại nguyên văn
- C. Nhắc lại một phần
- D. Nhắc lại cả câu
Câu 25: Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác
- A. Chúng ta có thể nêu hoặc cũng có thể không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
- B. Chúng ta không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
C. Chúng ta vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó.
- D. Chúng ta bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó
Bình luận