Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thần thoại là gì?

  • A. Là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa, ... phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội
  • B. Là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
  • C. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
  • D. Là văn kể chuyện, trình bày một chuỗi các sự việc nối tiếp và có liên hệ mật thiết với nhau

Câu 2: Vật nào sau đây trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây được xem là thần kì?

  • A. Chày
  • B. Cồng Hlong
  • C. Miếng trầu
  • D.Khiên

Câu 3: Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?

  • A. Đều là tác phẩm tự sự dân gian.
  • B. Đều kể về các vị thần.
  • C. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng.
  • D. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp

Câu 4: Đoạn trích Rama buộc tội nằm ở đoạn nào trong cốt truyện của sử thi Ramayana?

  • A. Sau khi hai vợ chồng bị đày vào rừng
  • B. Sau khi Xita bị quỷ Ravana bắt cóc
  • C. Sau khi Rama giúp vua khỉ Xugriva giành lại vương quốc
  • D. Sau khi Rama chiến thắng quỷ Ravana

Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  • A. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết
  • B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng
  • C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm
  • D. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

Câu 6: Quê hương của nhà thơ Đỗ Phủ?

  • A. Chiết Giang
  • B. Lũng Tây
  • C. Hà Nam
  • D. Tô Châu

Câu 7: Điểm độc đáo trong các sáng tác của tác giả Hồ Xuân Hương là

  • A. Trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
  • B. Đậm chất trữ tình, lấy đề tài tình yêu của mình làm nguồn cảm hứng cho thơ ca.
  • C. Khai thác triệt để những khía cạnh của tình yêu để đưa vào đề tài thơ của mình.
  • D. Mang đậm triết lí nhân sinh, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh.

Câu 8: Đâu không phải đặc điểm tiêu biểu của sáng tác Nguyễn Khuyến?

  • A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước; Tấm lòng ưu ái với dân với nước
  • B. Phản ánh cuộc sống chất phác, khổ cực của người lao động
  • C. Châm biếm đả kích thực dân Pháp
  • D. Phản ánh cuộc sống hiện đại con người thờ ơ, vô cảm

Câu 9: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì?

Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.

(Nguyễn Tuân)

  • A. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.
  • B. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.
  • C. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.
  • D. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.

Câu 10: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc

  • A. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.
  • B. Xúy Vân đau khổ vì bị Trần Phương lừa gạt nàng trở nên điên dại thật
  • C. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại
  • D. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại

Câu 11: Tác phẩm tiêu biểu của thể loại tuồng truyền thống là?

  • A. Như những tượng đài
  • B. Ngược sóng
  • C. Mắc mưu Thị Hến
  • D. Vở tuồng

Câu 12: Tác phẩm “Thị Mầu lên chùa” được trích xuất trong vở chèo nào?

  • A. Quan Âm Thị Kính
  • B. Quả cau
  • C. Lưu Bình – Dương Lễ
  • D. Gươm báu truyền ngôi

Câu 13: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

  • A. Hai
  • B. Ba
  • C. Bốn
  • D. Năm

Câu 14: Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào, đâu không phải đáp án đúng?

  • A. Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.
  • B. Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời
  • C. Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà họp với văn hoá cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
  • D. Văn hóa dân gian được hình thành từ yếu tố du mục, từ xa xưa tổ tiên chúng ta hay phải di cư nên văn hóa rất linh hoạt và ưa chuộng Hồi Giáo 

Câu 15: Theo truyền thuyết, Hùng Vương là ai, đâu không phải đáp án đúng?

  • A. Cháu của Kinh Dương Vương
  • B. Con của Lạc Long Quân
  • C. Chắt của Đế Minh
  • D. Con của thần Nữ Oa

Câu 16: Ka-tê là lễ hội dân gian như thế nào?

  • A. Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm
  • B. Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Mường
  • C. Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Tày
  • D. Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Kinh

Câu 17: Cách dẫn trực tiếp là gì?

  • A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
  • B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp
  • C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình
  • D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 18: Đâu là một hình ảnh, khung cảnh phổ biến trong thơ Nguyễn Trãi?

  • A. Các hang động đá vôi tuyệt đẹp
  • B. Lòng người nhớ cố hương
  • C. Cuộc sống thành đô tấp nập
  • D. Chốn thôn quê bình dị, dân dã

Câu 19: Luận đề của văn bản Bình Ngô đại cáo là gì?

  • A. Trời sinh ra vạn vật, muôn loài, định hình cách sống, cách tương tác. Vậy nên, thắng thua sẽ do ông trời quyết định, sức người là không thể.
  • B. Các anh hùng hào kiệt là nguồn cơn dẫn đến tất cả sự việc như vậy bởi họ là những người có tác động lớn đến quần chúng.
  • C. Việc nhân nghĩa, trừ bạo an dân, bảo vệ nền độc lập tự chủ là chính nghĩa còn việc xâm lược là phi nghĩa. Chính nghĩa tất sẽ thắng phi nghĩa.
  • D. Bờ cõi đã chia, cớ sao quân Mông Nguyên lại xâm phạm , độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 

Câu 20: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh ao sen trong bài Gương báu khuyên răn?

  • A. Hoa sen đã hết mùa, đến lúc phải tàn, chẳng còn gì lưu luyến.
  • B. Dẫu cuối mùa vẫn gợi liên tưởng về một không gian thanh khiết.
  • C. Gợi cho người đọc những cảm xúc về một không gian mênh mông, ngát hương hoa, làm tô thêm vẻ đẹp của mùa hè.
  • D. Tựa như bức tranh thủy mặc yên bình và tươi mát trong ngày hè oi bức

Câu 21: Bên cạnh việc cung cấp thông tin, biện pháp liệt kê còn có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
  • B. Thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
  • C. Thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
  • D. Tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.

Câu 22: Cho đoạn thơ:

“Ngày mười tám trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vấn.”

Đâu là cách triển khai của biện pháp liệt kê trong đoạn thơ trên?

  • A. Nằm gọn trong câu thơ đầu
  • B. Nằm ở các câu liên tục trong đoạn
  • C. Nằm ở cuối mỗi câu
  • D. Đoạn thơ không sử dụng phép liệt kê.

Câu 23: Trong văn bản “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã nhiều lần sử dụng phép liệt kê. Các câu dưới đây chỉ ra một vài trong số đó. Câu nào không đúng?

  • A. Lên án giặc ngoại xâm: nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời, lừa dân, gây binh, kết oán,…
  • B. Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi: há đội trời chung, thế không cùng sống, đau lòng nhức óc,…
  • C. Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã phải trải qua: tấm lòng cứu nước, cỗ xe cầu hiền, chốn bể khơi, người chết đuối,…
  • D. Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân,…

Câu 24: Trong văn bản “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã nhiều lần sử dụng phép liệt kê. Các câu dưới đây chỉ ra một vài trong số đó. Câu nào không đúng?

  • A. Lên án giặc ngoại xâm: nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời, lừa dân, gây binh, kết oán,…
  • B. Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi: há đội trời chung, thế không cùng sống, đau lòng nhức óc,…
  • C. Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã phải trải qua: tấm lòng cứu nước, cỗ xe cầu hiền, chốn bể khơi, người chết đuối,…
  • D. Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân,…

Câu 25: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì

  • A. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}
  • B. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []
  • C. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn ()
  • D. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc đơn ()

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác