Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thể loại của văn bản “Hê-ra-clet đi tìm táo vàng” là gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Kịch nói
  • D. Thần thoại

Câu 2: Hành động nào của Đăm Săn thể hiện tính cộng đồng?

  • A. Gọi dân làng theo mình
  • B. Đăm Săn mộng thấy ông trời.
  • C. Gọi Mtao Mxây múa dao.
  • D. Đăm săn cúng thần linh.

Câu 3: Người kể trong văn bản "Thần trụ trời" kể chuyện theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất             
  • B. Ngôi thứ 2             
  • C. Ngôi thứ 3                   
  • D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

Câu 4: Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả thái độ của Rama khi Xita bước vào giàn lửa?

  • A. Gương mặt đỏ bừng phẫn nộ
  • B. Nom chàng khủng khiếp như thần Chết
  • C. Vẫn ngồi, mắt dán xuống đất
  • D. Ngồi im không nói gì

Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  • B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
  • D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Câu 6: Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng của thời đại nào?

  • A. Đường
  • B. Tống
  • C. Nguyên
  • D. Minh

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử của Hồ Xuân Hương

  • A. Là nữ sĩ tài năng, là hiện tượng văn học trung đại Việt Nam.
  • B. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho giáo nghèo, con của vợ lẽ
  • C. Là nhà thơ mà cuộc đời với nhiều trắc trở.
  • D. Bà có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giàu sang

Câu 8: Nguyễn Khuyến được xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A. Trong một gia đình nhà Nho nghèo
  • B. Trong một gia đình nông dân
  • C. Trong một gia đình quan, giàu
  • D. Trong một gia đình được vua nhận nuôi

Câu 9: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

  • A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
  • B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
  • C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
  • D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

Câu 10: Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa?

  • A. nói, hát, âm nhạc.
  • B. kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.
  • C. kịch bản, lời hát, lời nói, múa.
  • D. lời hát, múa, âm nhạc.

Câu 11: Tuồng là gì?

  • A. Là thể loại văn học dân gian mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.
  • B. Là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học.
  • C. Là loại hình sân khấu cổ truyền Việt Nam
  • D. Là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức.

Câu 12: Đâu không phải vở chèo nổi tiếng của Việt Nam?

  • A. Quan Âm Thị
  • B. Lưu Bình – Dương Lễ
  • C. Quả cau
  • D. Tình yêu và thù hận 

Câu 13: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

  • A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
  • B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
  • C. Là từ được mượn từ chữ Phạn
  • D. Là từ được phiên âm và biến đổi từ chữ La tinh 

Câu 14: Giá trị nội dung của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” là?

  • A. Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội và giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
  • B. Nếp sống của người Hà Nội mà không thể bắt gặp ở đâu khiến cho tác giả nhớ mãi
  • C. Nói về sự hình thành những nét văn hóa của Hà Nội
  • D. Tìm hiểu về nền văn hóa ẩm thực phong phú và đặc sắc chỉ có ở Hà Nội 

Câu 15: Ai là người đã tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch để nhân dân cả nước kinh tế Quốc Tổ Hùng Vương?

  • A. Lê Trung Ngọc
  • B. Lê Văn Duyệt
  • C. Nguyễn Văn Mỹ
  • D. Hoàng Văn An

Câu 16: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Thuyết minh
  • C. Nghị luận
  • D. Miêu tả

Câu 17: Điều nào sau đây không mô tả chính xác về giao tiếp phi ngôn ngữ?

  • A. Nét mặt là phần biểu cảm nhất của cơ thể
  • B. Cử chỉ giúp minh họa và củng cố thông điệp bằng lời của bạn
  • C. Ý nghĩa của các cử chỉ là như nhau đối với các nền văn hóa
  • D. Đôi mắt của bạn là biểu đạt phi ngôn ngữ quan trọng nhất trên khuôn mặt bạn 

Câu 18: Đâu là một ví dụ về tư tưởng trọng dân, biết ơn dân trong thơ của Nguyễn Trãi?

  • A. Vì dân lo trước, dạ khôn nguôi
  • B. Lật thuyền mới biết dân như nước
  • C. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
  • D. Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm / Giơ tay áo đến tùng lâm.

Câu 19: Đâu không thể là một mục đích của việc viết và ban bố bài cáo?

  • A. Để tuyên bố cho toàn dân biết về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
  • B. Để trình bày / tóm tắt lại và thông báo về diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến.
  • C. Để thể hiện niềm tự hào về cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn.
  • D. Cổ vũ tinh thần cho nhân dân các nước đang bị nhà Minh chiếm đóng đứng lên đấu tranh.

Câu 20: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh hoa lựu trong bài Gương báu khuyên răn?

  • A. Hoa lựu ẩn dụ cho cuộc đời đầy thăng trầm của nhân vật trữ tình.
  • B. Hoa lựu gợi lên cảnh sắc mùa hè chói chang, nóng nực nhưng đầy sức sống.
  • C. Tín hiệu đặc trưng của mùa hè, căng tràn nhựa sống, bật lên thành “thức đỏ” rực rỡ nơi đầu cành.
  • D. Tín hiệu đặc trưng của mùa hè, sắc đỏ của nó mạnh mẽ đến nỗi át cả không gian xung quanh ngôi nhà.

Câu 21: “Tôi chợt hiểu tất cả khi từ trong góc tối của nhà nguyện, thất thểu, sợ sệt và hốc hác vì đói bước ra ba đứa trẻ lai: hai Mỹ đen, một Mỹ Trắng. “Trời! Lại có thể như thế sao Chúa ơi.””

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

  • A. Ngẫu nhiên
  • B. Theo từng cặp
  • C. Tăng tiến
  • D. Đối lập

Câu 22: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non, mọc thẳng.”

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

  • A. Theo từng cặp và tăng tiến
  • B. Không theo từng cặp và tăng tiến
  • C. Theo từng cặp và không tăng tiến
  • D. Không theo từng cặp và không tăng tiến

Câu 23: “Ở một nước nông nghiệp Việt Nam, phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả bàn chân, gót chân lúc rũ đất bó mạ tươi, chân tay mình mẩy quần quật phối hợp mấy động tác”.

Cách sắp xếp các từ ngữ gạch chân trên đây thể hiện kiểu liệt kê gì?

  • A. Theo từng cặp và tăng tiến
  • B. Không theo từng cặp và tăng tiến
  • C. Theo từng cặp và không tăng tiến
  • D. Không theo từng cặp và không tăng tiến

Câu 24: “Ô, đây là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.”

Tác dụng của biện pháp liệt kê ở đoạn trên là gì?

  • A. Tạo nên nhịp điệu trôi chảy, uyển chuyển cho đoạn văn.
  • B. Nêu lên được một cách tổng quát các hoạt động của viên tướng bại trận của Bắc triều.
  • C. Bóc trần được mọi hành động gian dối, bạo ngược của viên tướng bại trận của Bắc triều.
  • D. Tạo điểm nhấn và giúp người đọc hiểu được đối được đang được so sánh

Câu 25: Cho câu văn miêu tả cỗ cúng tất niên (trích tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng): “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò,… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,…”

Tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn trên là gì?

  • A. Thể hiện được sự phong phú của các món ăn được những người con dâu nhà ông Bằng chế biến.
  • B. Thể hiện được sự giàu có của gia đình ông Bằng.
  • C. Tái hiện sự lãng phí của những người con dâu bất mãn với cách sống tằn tiện của ông Bằng.
  • D. Thể hiện sự hách dịch và ngông cuồng của nhà ông Bằng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác