Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại lipid?

  • A. Glucozơ
  • B. Protein
  • C. Tinh bột
  • D. Chất béo

Câu 2: Polymer nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?

  • A. Polyethylene
  • B. Polystyrene
  • C. Amilozo
  • D. Nylon

Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là?

  • A. SiO2
  • B. CaCO3
  • C. NaCl
  • D. Fe2O3

Câu 4: Acetic acid có tính acid vì trong phân tử

  • A. có chứa nhóm – OH.
  • B. có chứa nhóm – OH liên kết với nhóm C  = O  tạo thành nhóm -COOH
  • C. có chứa nhóm – C = O.
  • D. có chứa nhóm -COOH.

Câu 5: Tính chất vật lý của chất béo là

  • A. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
  • B. Chất béo nặng hơn nước, tan trong nước, không tan trong benzen, dầu hỏa, xăng…
  • C. Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…
  • D. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, không tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng…

Câu 6: Hãy chọn phương trình hoá học đúng khi đun một chất béo với nước có acid làm xúc tác:

  • A. (RCOO)3C3H5 + 3H2O  C3H5(OH)3 + 3RCOOH.
  • B. (RCOO)3C3H5 + 3H2O  3C3H5OH + R(COOH)3.
  • C. 3RCOOC3H5 + 3H2O  3C3H5OH + 3RCOOH.
  • D. RCOO(C3H5)3 + 3H2O  3C3H5OH + R(COOH)3.

Câu 7: Chất phản ứng được với AgNO3/NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là

  • A. glucose.
  • B. saccharose.
  • C. acetic acid.
  • D. ethylic alcohol.

Câu 8: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

  • A. Glucose.
  • B. Saccharose.
  • C. Fructose.
  • D. Sodium chloride.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
  • B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử
  • C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau
  • D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước

Câu 10: Điểm giống nhau giữa tinh bột và cellulose:

  • A. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai
  • B. Đều là polymer thiên nhiên
  • C. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucose
  • D. Đều dùng làm thực phẩm

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai:

  • A. Các protein đều chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, nitrogen
  • B. Protein có ở mọi bộ phận cơ thể của người, động vật, thực vật như trứng, thịt, máu, sữa, tóc, sừng, móng, rễ, thân lá, quả, hạt,…
  • C. Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, protein thủy phân tạo ra các amino acid.
  • D. Tất cả protein đông tụ khi đun nóng hoặc cho thêm một số hóa chất

Câu 12: Protein không có vai trò nào sau đây?

  • A. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể
  • B. Là thành phần cấu tạo nên chất xúc tác
  • C. Là thành phần cấu tạo nên các hormone điều hòa quá trình trao đổi chất
  • D. Bảo vệ các bào quan thông qua khả năng thực bào

Câu 13: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên?

  • A. Tính đàn hồi
  • B. Không dẫn điện và nhiệt
  • C. Không thấm khí và nước
  • D. Không tan trong xăng và benzen

Câu 14: Trong các chất sau:

  1. Sợi bông
  2. Cao su buna 
  3. Protein 
  4. Tinh bột 

Các chất thuộc loại polime thiên nhiên là

  • A. (1), (2), (3) .
  • B. (1), (3), (4).
  • C.(2), (3), (4).
  • D.(1), (2), (3), (4). 

Câu 15: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A. oxygen.
  • B. carbon.
  • C. silicon.
  • D. iron.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng về silic?

  • A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.
  • B. Silicon chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
  • C. Trong tự nhiên Silicon tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
  • D. Một số hợp chất của Silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh).

Câu 17: Một số loại thủy tinh có màu là do: 

  • A. Cho phẩm màu vào trong quá trình sản xuất.
  • B. Sơn sau khi sản xuất.
  • C. Trong quá trình sản xuất cho thêm một số oxide kim loại.
  • D. Tùy vào tỷ lệ cát, đá vôi và sođa đem nung.

Câu 18: Nhiên liệu hóa thạch

  • A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  • C. được tạo thành từ quá trình phân hủy các sinh vật chôn vùi hàng triệu năm trước.
  • D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 19: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen

  • A. dư.                 
  • B. thiếu.               
  • C. tùy ý.               
  • D. vừa đủ. 

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Có trong thân cây mía, củ cải đường, …

(2) Có công thức phân tử là C6H12O6.

(3) Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(4) Có phản ứng tráng bạc.

(5) Có phản ứng lên men tạo thành ethylic alcohol.

(6) Dùng để pha chế thuốc.

Số phát biểu đúng về glucose là

  • A. 2.  
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 5.

Câu 21: Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Hỏi từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% cellulose) có thể điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40∘ (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)?

  • A. 294 lít.                     
  • B. 920 lít.                     
  • C. 368 lít.           
  • D. 147,2 lít

Câu 22: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Người ta có thể

  • A. Dùng phản ứng thủy phân
  • B. Dùng quỳ tím
  • C. Đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm
  • D. Gia nhiệt để thực hiện phản ứng đông tụ

Câu 23: Trùng hợp m tấn ethylene thu được 1,5 tấn polyethylene với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là

  • A. 1,730 tấn
  • B. 1,875 tấn
  • C. 1,920 tấn
  • D. 2,024 tấn

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác