Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Hệ gen, đột biến gen, công nghệ gen

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Hệ gen, đột biến gen, công nghệ gen có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tạo động vật và thực vật biến đổi gene đều dựa trên công nghệ nào?

  • A. Công nghệ tế bào.
  • B. Công nghệ DNA tái tổ hợp.
  • C. Công nghệ enzyme.
  • D. Công nghệ giải trình tự gene.

Câu 2: Hệ gene là

  • A. toàn bộ trình tự các nucleotide trên DNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
  • B. toàn bộ trình tự các nucleotide trên RNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
  • C. toàn bộ trình tự các amino acid trên polypeptide có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
  • D. toàn bộ trình tự các amino acid trên protein có trong tế bào của cơ thể sinh vật.

Câu 3: Giống lúa “gạo vàng” được tạo ra do chuyển gene tổng hợp β-carotene là thành tựu của

  • A. nhân bản vô tính.
  • B. công nghệ tế bào.
  • C. công nghệ gene.
  • D. phương pháp gây đột biến.

Câu 4: Sinh vật biến đổi gene không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

  • A. Làm biến đổi một gene đã có sẵn trong hệ gene.
  • B. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene nào đó trong hệ gene.
  • C. Đưa thêm mộ gene của loài khác vào hệ gene.
  • D. Tổ hợp lại các gene vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.

Câu 5: Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gene tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:

(1) Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gene mã hóa insulin từ tế bào người.

(2) Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người.

(3) Chuyển DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.

(4) Tạo DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người.

  • A. (1) ® (2) ® (3) ® (4).
  • B. (2) ® (4) ® (3) ® (1).
  • C. (2) ® (1) ® (3) ® (4).
  • D. (1) ® (4) ® (3) ® (2).

Câu 6: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gene để chuyển gene kháng thuốc kháng sinh tetracyclin vào vi khuẩn E.coli không mang gene kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetracyclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp mong muốn sẽ 

  • A. sinh trưởng và phát triển bình thường.
  • B. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
  • C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
  • D. bị tiêu diệt hoàn toàn.

Câu 7: Trong kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp, enzyme được sử dụng để gắn gene cần chuyển với thể truyền là

  • A. restrictase.
  • B. DNA polymerase.
  • C. RNA polymerase.
  • D. ligase.

Câu 8: Giống cây bông được chuyển gene kháng sâu hại từ vi khuẩn là thành tựu của phương pháp tạo giống nhờ

  • A. cấy truyền phôi.
  • B. gây đột biến.
  • C. nhân bản vô tính.
  • D. công nghệ gene.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?

  • A. Tạo ưu thế lai.                                 
  • B. Tạo giống mới.
  • C. Tạo sinh vật biến đổi genee.            
  • D. Tạo dòng thuần.

Câu 10: Đâu là thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp trong ngành dược phẩm?

  • A. “Lúa vàng” có gene sản xuất β-carotene (tiền chất của vitamin A).
  • B. Cá hồi có gene quy định hormone sinh trưởng của người.
  • C. Giống ngô Bt có gene Bt có khả năng kháng sâu đục thân.
  • D. Cừu có gene quy định protein antithrombin của người.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là mặt hạn chế của phương pháp chọn tạo giống cây trồng bằng lai hữu tính?

  • A. Tạo được dòng thuần.                     
  • B. Tạo được ưu thế lai.
  • C. Đòi hỏi thời gian dài, phức tạp.       
  • D. Cần các cá thể bố mẹ có tính trạng tốt.

Câu 12: Trong kĩ thuật chuyển gene có bước nào sau đây?

  • A. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.
  • B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
  • C. Lai các dòng thuần chủng khác nhau.
  • D. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 13: Mỗi sinh vật có hệ gene đặc trưng về

  • A. thành phần, kích thước và tổ chức hệ gene.
  • B. kích thước, số lượng gene và tổ chức hệ gene.
  • C. thành phần, số lượng và kích thước gene.
  • D. kích thước, thành phần và số lượng gene.

Câu 14: Giống cây bông được chuyển gene kháng sâu hại từ vi khuẩn là thành tựu của phương pháp tạo giống nhờ

  • A. cấy truyền phôi.
  • B. gây đột biến.
  • C. nhân bản vô tính.

Câu 15: Chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người là thành tựu của

  • A. công nghệ gene.
  • B. gây đột biến.
  • C. lai hữu tính.
  • D. nhân bản vô tính.

Câu 16: Trong kĩ thuật chuyển gene vào vi khuẩn E.coli, để nhận biết tế bào chứa DNA tái tổ hợp hay chưa, các nhà khoa học phải chọn thể truyền có

  • A. gene ngoài nhân.
  • B. gene cần chuyển.
  • C. gene đánh dấu.
  • D. gene điều hòa.

Câu 17: Trong kĩ thuật chuyển gene, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gene đánh dấu để

  • A. tạo điều kiện cho enzyme ligase hoạt động tốt hơn.
  • B. dễ dàng chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  • C. giúp enzyme restrictase nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
  • D. nhận biết các tế bào đã nhận được DNA tái tổ hợp.

Câu 18: Giống bưởi nào sau đây được nhà nước công nhận và bảo hộ vô thời hạn vào năm 2006, đồng thời có 3 lần được vinh danh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”?

  • A. Bưởi Đoan Hùng.                                     
  • B. Bưởi Tân Triều.
  • C. Bưởi Diễn.                                                 
  • D. Bưởi Phúc Trạch.

Câu 19: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là

  • A. thoái hóa giống.
  • B. ưu thế lai.
  • C. bất thụ.
  • D. siêu trội.

Câu 20: Thành tựu nào sau đây được tạo ra từ phương pháp chọn giống từ nguồn biến dị tự nhiên?

  • A. Bò lai Sind.                                               
  • B. Ngô TM 181.
  • C. Gạo ST25.                                                 
  • C. Cá chép VHI.

Câu 21: Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng?

  • A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.
  • B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống.
  • C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau.
  • D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.

Câu 22: Trình tự các bước chọn giống là

(1) Đưa giống tốt vào nuôi, trồng đại trà;

(2) Lựa chọn những cá thể mang biến dị có đặc tính quý;

(3) Đánh giá chất lượng của giống qua các thế hệ.

  • A. (1) → (2) → (3).                                                 
  • B. (2) → (3) → (1).
  • C. (3) → (1) → (2).                                                 
  • D. (1) → (3) → (2).

Câu 23: Để cải tạo giống heo Thuộc Nhiêu Định Tường, người ta dùng con đực giống Đại Bạch để lai cải tiến với con cái tốt nhất của giống địa phương. Nếu lấy hệ genee của đực Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F4 tỉ lệ genee của Đại Bạch trong quần thể là

  • A. 50%.
  • B. 75%.
  • C. 87,5%.
  • D. 93,75%.

Câu 24: Một nhà chọn giống muốn đưa vào gà Lơgo trắng gene gene quy định màu xanh của vỏ trứng (gene O) có ở gà araucan, alen o qui định trứng màu trắng. Gà araucan có mào hình hạt đậu, gà Lơgo có mào thường. Nhà chọn giống không muốn truyền cho gà Lơgo đặc điểm mào hình hạt đậu. Nhưng gene P (qui định mào hình hạt đậu) và gene O lại cùng nằm trên 1 NST, mức độ bắt chéo bằng 5%. Trong trường hợp này cần tiến hành công thức lai:

  • A. Gà araucan (OP/OP)   x   Gà Lơgo (op/op).
  • B. Gà araucan (OP/op)   x   Gà Lơgo (op/op).
  • C. Gà araucan (OP/oP)   x   Gà Lơgo (op/op).
  • D. Gà araucan (OP/Op)   x   Gà Lơgo (op/op).

Câu 25: Cần lựa chọn một trong hai gà mái là chị em ruột cùng thuộc giống Lơgo về chỉ tiêu sản lượng trứng để làm giống. Con thứ nhất (gà mái A) đẻ 262 trứng/ năm. Con thứ hai (gà mái B) đẻ 258 trứng/ năm. Người ta cho hai gà mái này cùng lai với một gà trống rồi xem xét sản lượng trứng của các gà mái thế hệ con của chúng: 

Mẹ1234567
A95263157161190196105
B190210212216234234242

Nên chọn gà mái A hay gà mái B để làm giống? 

  • A. chọn gà mái A.
  • B. chọn gà mái B.
  • C. chọn gà mái A và chọn gà mái B.
  • D. không chọn gà mái nào.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác