Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 2 Ôn tập bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện lịch sử nào không được đề cập là có ảnh hưởng đến sự thay đổi của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX?

  • A. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
  • B. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc từ 1945 - 1954 và 1954 – 1975.
  • C. Công cuộc xây dựng lại đất nước sau 1975.
  • D. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Câu 2: Người phỏng vấn thể hiện sự tôn trọng người được phỏng vấn ngay từ đầu bằng cách nào?

  • A. Nêu vấn đề cần phỏng vấn trước.
  • B. Sử dụng từ ngữ "Thưa" và dẫn chính xác một số tác phẩm của nhà văn.
  • C. Hỏi về sức khỏe của nhà văn.
  • D. Giới thiệu bản thân.

Câu 3: Điều gì được duy trì trong toàn bộ cuộc phỏng vấn để thể hiện phép lịch sử, ý thức tôn trọng người được phỏng vấn?

  • A. Sự thoải mãi, giễu cợt với người được phỏng vấn.
  • B. Sự hài hước qua những từ ngữ phỏng vấn.
  • C. Cách nói thể hiện sự tôn trọng và am hiểu về tác phẩm của nhà văn.
  • D. Sự gay gắt về vấn đề được bản luận với người được phỏng vấn.

Câu 4: Ngoài việc sử dụng từ ngữ lịch sự, người phỏng vấn còn phải thể hiện điều gì?

  • A. Sự hài hước của bản thân.
  • B. Sự tài giỏi của bản thân về vấn đề được bàn luận.
  • C. Sự nghiêm túc và mức độ am hiểu về người được phỏng vấn.
  • D. Sự gay gắt về vấn đề đang trao đổi với người được phỏng vấn.

Câu 5: Việc dẫn chính xác một số tác phẩm của nhà văn thể hiện điều gì?

  • A. Sự phô trương kiến thức.
  • B. Sự quan tâm và am hiểu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
  • C. Sự thách thức nhà văn.
  • D. Sự ngẫu nhiên.

Câu 6: Trong bối cảnh phát triển của công nghệ số, đâu là cách tiếp cận phù hợp nhất để duy trì và phát triển văn hóa đọc?

  • A. Loại bỏ hoàn toàn sách in, chuyển sang sách điện tử.
  • B. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, chỉ khuyến khích đọc sách truyền thống.
  • C. Kết hợp hài hòa giữa sách truyền thống và nội dung số, tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức.
  • D. Tập trung phát triển nội dung ngắn trên mạng xã hội thay thế cho việc đọc sách.

Câu 7: Xu hướng nào sau đây có thể được coi là một hướng phát triển tích cực của văn hóa đọc trong thời đại số?

  • A. Sự phát triển của các nền tảng chia sẻ và thảo luận sách trực tuyến, tạo ra cộng đồng đọc sách toàn cầu.
  • B. Việc giảm thời gian đọc sách để dành nhiều thời gian hơn cho việc tiêu thụ nội dung ngắn trên mạng xã hội.
  • C. Sự suy giảm của các thư viện truyền thống do người đọc chuyển sang sử dụng hoàn toàn nguồn tài liệu trực tuyến.
  • D. Xu hướng đọc lướt nhanh thông tin thay vì đọc sâu và phân tích kỹ nội dung.

Câu 8: Yếu tố nào quyết định sự thành công của bài quảng cáo sách?

  • A. Độ dài của bài quảng cáo.
  • B. Số lượng hình ảnh sử dụng.
  • C. Sự tương thích giữa ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ.
  • D. Số lượng thông tin về tác giả.

Câu 9: Khi viết bài quảng cáo sách, việc nào sau đây là không cần thiết?

  • A. Nêu thông tin chính xác về sách.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ gây ấn tượng.
  • C. Tạo niềm tin cho người đọc.
  • D. Đưa ra lời chỉ trích các cuốn sách khác.

Câu 10: Trong quá trình chỉnh sửa bài quảng cáo sách, cần kiểm tra điều gì?

  • A. Chỉ kiểm tra lỗi chính tả.
  • B. Chỉ kiểm tra hình ảnh minh họa.
  • C. Kiểm tra tất cả các yếu tố từ nhan đề đến thông tin chi tiết.
  • D. Chỉ kiểm tra thông tin về giá cả.

Câu 11: Đặc điểm nào không phải là yêu cầu của bài quảng cáo sách dưới hình thức văn bản đa phương thức?

  • A. Ngôn ngữ mạch lạc, súc tích.
  • B. Thông tin chính xác, cụ thể.
  • C. Sự tương thích giữa ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ.
  • D. Độ dài tối thiểu 1000 từ.

Câu 12: Vai trò của âm thanh trong bài quảng cáo sách (nếu có) là gì?

  • A. Thay thế hoàn toàn phần văn bản.
  • B. Tạo không khí và tăng sức hấp dẫn của sách.
  • C. Cung cấp thông tin chi tiết về nội dung sách.
  • D. Chỉ để giải trí.

Câu 13: Khi viết dòng thông tin miêu tả về đặc điểm nghệ thuật và nội dung của sách, cần chú trọng điều gì?

  • A. Kể lại toàn bộ nội dung sách.
  • B. Nêu bật những điểm đặc biệt hấp dẫn đối với người đọc.
  • C. Chỉ tập trung vào phong cách viết của tác giả.
  • D. Đưa ra nhận xét cá nhân về sách.

Câu 14: Thứ tự trình bày các dòng thông tin trong bài quảng cáo sách có thể thay đổi không?

  • A. Không, phải tuân thủ nghiêm ngặt thứ tự đã cho.
  • B. Có thể thay đổi, miễn là đảm bảo đầy đủ các yếu tố bắt buộc.
  • C. Chỉ được thay đổi vị trí của hình ảnh minh họa.
  • D. Chỉ được thay đổi vị trí của thông tin xuất bản.

Câu 15: Mục đích chính của việc đưa thông tin liên hệ mua sách vào bài quảng cáo là gì?

  • A. Tăng độ dài của bài quảng cáo.
  • B. Tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc mua sách.
  • C. Chỉ để làm đẹp bài quảng cáo.
  • D. Thể hiện uy tín của nhà xuất bản.

Câu 16: Khi chỉnh sửa bài quảng cáo sách, việc nào sau đây là quan trọng nhất?

  • A. Chỉ tập trung vào việc sửa lỗi chính tả.
  • B. Chỉ quan tâm đến việc thay đổi hình ảnh minh họa.
  • C. Kiểm tra tổng thể sự phù hợp và hiệu quả của tất cả các yếu tố.
  • D. Chỉ quan tâm đến việc rút ngắn độ dài bài viết.

Câu 17: Sự khác biệt chính giữa chữ Hán và chữ Nôm trong văn học Việt Nam là gì?

  • A. Chữ Hán được vay mượn hoàn toàn, chữ Nôm được sáng tạo để sáng tác tiếng Việt.
  • B. Chữ Hán chỉ dùng cho văn xuôi, chữ Nôm chỉ dùng cho thơ.
  • C. Chữ Hán chỉ dùng cho văn học bác học, chữ Nôm chỉ dùng cho văn học dân gian.
  • D. Chữ Hán ra đời sau chữ Nôm trong văn học Việt Nam.

Câu 18: Văn học chữ Nôm ra đời khi nào so với sự phát triển của văn học viết Việt Nam?

  • A. Cùng lúc với sự hình thành của văn học viết.
  • B. Trước khi văn học viết có thành tựu.
  • C. Sau khi văn học viết đã có thành tựu.
  • D. Hoàn toàn độc lập với sự phát triển của văn học viết.

Câu 19: Điểm tương đồng giữa văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm là gì?

  • A. Cùng sử dụng một hệ thống chữ viết.
  • B. Cùng có chung một số thể loại, hình thức nghệ thuật từ Trung Hoa.
  • C. Chỉ tập trung vào các đề tài lịch sử.
  • D. Hoàn toàn độc lập với văn học Trung Hoa.

Câu 20: Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm là hai bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam trong thời kỳ nào?

  • A. Thời kỳ cổ đại.
  • B. Thời kỳ trung đại.
  • C. Thời kỳ hiện đại.
  • D. Thời kỳ đương đại.

Câu 21: Thời kỳ hiện đại của văn học Việt Nam bắt đầu từ khi nào?

  • A. Cuối thế kỷ XIX.
  • B. Đầu thế kỷ XX đến nay.
  • C. Năm 1945.
  • D. Năm 1975.

Câu 22: Trong giai đoạn 1945 - 1975, văn học miền Bắc Việt Nam thiên về xu hướng nào?

  • A. Văn học tư sản.
  • B. Văn học vô sản, xã hội chủ nghĩa.
  • C. Văn học theo ảnh hưởng Âu Mỹ.
  • D. Văn học truyền thống.

Câu 23: Trong giai đoạn thế kỷ XV - XVII, văn học Việt Nam có đặc điểm gì?

  • A. Chỉ sử dụng chữ Nôm.
  • B. Văn học chữ Hán đạt đến đỉnh cao.
  • C. Hoàn toàn độc lập với văn học Trung Hoa.
  • D. Chủ yếu phát triển văn học dân gian.

Câu 24: Yếu tố nào được đề cập là có ảnh hưởng đến sự thay đổi của văn học Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI?

  • A. Sự phát triển của điện ảnh.
  • B. Sự xuất hiện của in-tơ-nét, Việt Nam gia nhập WTO (2007).
  • C. Sự phát triển của báo chí.
  • D. Sự ra đời của các trường đại học văn khoa.

Câu 25: Sự kiện nào được đề cập là có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?

  • A. Sự xuất hiện của chữ Nôm.
  • B. Sự phát triển của văn học chữ Hán.
  • C. Sự bãi bỏ chữ Hán và các kỳ thi Hán học.
  • D. Sự ra đời của các trường đại học.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác