Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 Ôn tập bài 2: Truyện và thơ Nôm (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập bài 2: Truyện và thơ Nôm (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyện thơ Nôm phát triển mạnh và có nhiều thành tựu vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XVIII – XIX.
- B. Thế kỉ XVI – XVII.
- C. Thế kỉ XVII – XIX.
- D. Thế kỉ XV – XVIII.
Câu 2: Nội dung của truyện thơ Nôm là gì?
- A. Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- B. Phản ánh bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của con người.
C. Phản ánh sâu rộng hiện thực xã hội thông qua các câu chuyện kể về biến cố trong cuộc đời các nhân vật và cuộc đấu tranh bảo vệ nhân phẩm, tình yêu của họ.
- D. Ca ngợi câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, cao cả, dũng cảm đấu tranh cho tình yêu.
Câu 3: Đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần nào của Truyện Kiều?
A. Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
- B. Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- C. Phần cuối: Đoàn tụ.
- D. Phần thứ nhất: Gặp gỡ và lưu lạc.
Câu 4: Bút pháp nghệ thuật nào nổi bất nhất trong đoạn trích Cảnh ngày xuân?
A. Ước lệ tượng trưng.
- B. Sử dụng những chi tiết hoang đường kì ảo.
- C. Tả thực.
- D. Nghệ thuật đối.
Câu 5: Tác dụng của những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”, “nao nao” trong đoạn trích “Cản ngày xuân” là gì?
A. Diễn tả sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật, của con người.
- B. Diễn tả sự cô đơn của Thúy Kiều.
- C. Diễn tả khung cảnh tiêu điều, xác xơ.
- D. Diễn tả tâm trạng não nề, chán trường của con người khi lễ hội kết thúc.
Câu 6: Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc tiêu chí nào của thơ ca qua đoạn trích Cảnh ngày xuân?
- A. Sùng cổ, phi ngã.
- B. Thi trung hữu nhạc.
- C. Thi dĩ ngôn chí.
D. Thi trung hữu họa.
Câu 7: Truyện Lục Vân Tiên có giá trị nhân đạo là gì?
- A. Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thủy chung, nghĩa khí.
- B. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.
C. Ngợi ca tình yêu lứa đôi mặn nồng, thủy chung.
- D. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.
Câu 8: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể nào?
A. Lục bát.
- B. Song thất lục bát.
- C. Tự do.
- D. Thất ngôn bát cú.
Câu 9: Chi tiết như “bẻ cây làm gậy” và “nhắm làng xông vô” trong Truyện Lục Vân Tiên thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện sự vội vàng, hấp tấp.
- B. Thể hiện sự hiếu thắng, nóng nảy.
C. Dứt khoát, nhanh nhẹn, thể hiện sự nóng lòng cứu người của chàng.
- D. Sự nóng lòng cứu người nhưng hấp tấp, vội vàng.
Câu 10: Vì sao ngôn ngữ Truyện Lục Vân Tiên lại đậm chất Nam Bộ?
A. Vì Nguyễn Đình Chiếu là một nhà Nho được nuôi dưỡng trong cội nguồn văn hóa Nam Bộ.
- B. Vì Nguyễn Đình Chiếu rất yêu thích văn hóa Nam Bộ.
- C. Vì đây là câu chuyện có thật ở vùng đất Nam Bộ.
- D. Vì Nguyễn Đình Chiểu am hiểu văn hóa Nam Bộ nhiều hơn văn hóa Bắc Bộ.
Câu 11: Theo em, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiếu là gì?
- A. Để tái hiện lại nhân vật lịch sử Lục Vân Tiên.
- B. Để kể về chính cuộc đời gian truân của ông.
- C. Để làm sống dậy một câu chuyện có thật ở quê hương ông.
D. Để truyền tải đạo lí, đạo đức cho con người quê hương.
Câu 12: Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:
Tình cờ bắt gặp nàng đây,
Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần.
Để mà kết nghĩa tương thân,
Mai ngày chỉ Tấn, tơ Tần se duyên
(Ca dao)
- A. Kết nghĩa tương thân.
- B. Tơ Tần se duyên.
C. Chỉ Tấn, tơ Tần.
- D. Tình cờ bắt gặp nàng đây.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?
- A. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.
- B. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.
C. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả.
- D. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.
Câu 14: Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?
- A. Văn học hiện đại.
- B. Văn học hậu hiện đại.
- C. Văn học kháng chiến.
D. Văn học trung đại.
Câu 15: Theo em, đâu là tác dụng lớn nhất của việc sử dụng những điển tích, điển cố trong nền văn học Việt Nam là gì?
- A. Tăng cường sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia.
B. Làm giàu, làm đẹp khả năng diễn đạt của ngôn ngữ dân tộc.
- C. Khiến tác phẩm càng thêm bác học, sâu sắc.
- D. Giúp tác giả và tác phẩm có sức sống lâu bền trong nền văn học Việt Nam.
Câu 16: Đâu không phải đặc điểm của lời đối thoại trong tác phẩm văn học?
- A. Là lời các nhân vật trao đổi với nhau trong một cuộc hội thoại.
- B. Thường đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.
- C. Thường đặt trong dấu ngoặc kép.
D. Là những suy nghĩ trong sâu thẳm nội tâm của nhân vật.
Câu 17: Bút pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?
A. Tả cảnh ngụ tình.
- B. Hoang đường, kì ảo.
- C. Đối.
- D. Trùng điệp liên hoàn.
Câu 18: Nội dung chính của sáu câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?
- A. Nỗi niềm nhớ mong Kim Trọng của nàng Kiều.
B. Hoàn cảnh sống và nỗi niềm cô đơn, tội nghiệp của nàng Kiều.
- C. Hoàn cảnh sống yên bình nhưng tẻ nhạt của Thúy Kiều.
- D. Nỗi niềm thương nhớ cha mẹ của Thúy Kiều.
Câu 19: Đâu không phải lí do Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước cha mẹ?
- A. Bởi hình ảnh ánh trăng đang bắt đầu nhô lên nơi cửa ải xa xa kia khiến Kiều tức cảnh mà sinh tình, nhớ tới đêm trăng thanh thề nguyền giữa mình với Kim Trọng.
- B. Kiều lại là một cô gái trẻ, Kim Trọng là mối tình đầu của nàng, mà mối tình đầu của một cô gái bao giờ cũng rất mãnh liệt.
- C. Kiều đã bán mình chuộc cha và em, giúp gia đình thoát khỏi cơn tai biến thế là coi như Kiều đã tạm làm tròn bổn phận làm con đối với bậc sinh thành.
D. Vì Kiều thương Kim Trọng, nàng đã bội lại lời đình ước nên cảm thấy có lỗi hơn so với bậc sinh thành.
Câu 20: Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu như thế nào?
- A. Bộc lộ nỗi niềm mong ngóng khắc khoải được trở về quê nhà.
- B. Lời khẳng định về tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng.
- C. Tấm lòng son sắt của mình với Kim Trọng đã bị hen ố, đã bị dập vùi nên không biết bao giờ mới gột rửa cho sạch được vết nhơ nhuốc ấy.
D. Có thể vừa là lời khẳng định về tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng, vừa bộc lộ cả nỗi đau đớn, cùng cực, tủi hổ đến xe tâm can khi tấm lòng son sắt của mình với Kim Trọng đã bị hen ố, đã bị dập vùi nên không biết bao giờ mới gột rửa cho sạch được vết nhơ nhuốc ấy.
Câu 21: Màu xanh xanh trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” tượng trưng cho điều gì?
- A. Biểu trưng cho sự hi vọng, lạc quan vào sự đổi khác của tương lai.
- B. Biểu trưng cho tuổi trẻ, cho thanh xuân của Thúy Kiều.
- C. Biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt.
D. Biểu trưng cho sức sống, cho sự tưởi đẹp của cảnh vật xung quanh lầu Ngưng Bích.
Câu 22: Việc Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng thể hiện điều gì?
A. Là một người chung thủy, coi trọng chữ tình.
- B. Là một người bi lụy, bi quan.
- C. Là một người coi trọng tình yêu hơn tình cảm gia đình.
- D. Là một người coi trọng gia đình hơn tất cả.
Câu 23: Chi tiết tiếng sóng trong câu thơ “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” có ý nghĩa gì?
- A. Ẩn dụ cho sự hỗn loạn trong tâm trí của Thúy Kiều.
B. Ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp.
- C. Ẩn dụ cho những thiếu thốn, khó khăn về vật chất sắp ập đến cuộc đời Thúy Kiều.
- D. Ẩn dụ cho sự cô đơn, trống trải trong lòng Thúy Kiều.
Câu 24: Tác giả đã miêu tả tâm lý nhân vật theo quy luật nào?
- A. Quy luật nhân quả.
- B. Quy luật nhân duyên.
- C. Quy luật đời thường.
D. Quy luật tình cảm.
Câu 25: Lầu Ngưng Bích có thể xếp vào loại không gian nào sau đây?
- A. Không gian lưu lạc.
- B. Không gian xã hội.
C. Không gian giam hãm.
- D. Không gian tự nhiên.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận