Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 cánh diều học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng thuộc chương mấy của tác phẩm Đất rừng phương Nam?

  • A. Chương 7
  • B. Chương 8
  • C. Chương 9
  • D. Chương 10

Câu 2: Nhân vật chính của đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng là ai?

  • A. Tía nuôi An
  • B. An
  • C. Võ Tòng
  • D. Má nuôi An

Câu 3: Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" đã giúp em hiểu thêm điều gì?

  • A. Phong cảnh thiên nhiên đất rừng U Minh
  • B. Phong tục tập quán Nam Bộ
  • C. Văn hóa ẩm thực Nam Bộ
  • D. Đặc điểm tính cách của con người nơi đất rừng U Minh.

Câu 4: Em hiểu thế nào về nhan đề Buổi học cuối cùng?

 

  • A. Buổi học cuối cùng của một kì học
  • B. Buổi học cuối cùng của một năm học
  • C. Buổi học cuối cùng của môn tiếng Pháp
  • D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrang trước khi chuyển đến ngôi trường mới

Câu 5: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng nhờ vào:

  • A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ
  • B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình
  • C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm
  • D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc

Câu 6: Điều nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha - men trong buổi học cuối cùng?

  • A. Bình tĩnh và tự tin
  • B. Đau đớn và rất xúc động
  • C. Bình thường như những buổi học khác
  • D. Tức tối, căm phẫn

Câu 7: Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần chú ý điều gì?

  • A. Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • B. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương
  • C. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Biệt ngữ xã hội là gì?

  • A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
  • B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
  • C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
  • D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 9: Tiểu thuyết Búp sen xanh là tiểu thuyết viết về ai?

  • A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • C. Vua Quang Trung
  • D. Thánh Gióng

Câu 10: Địa điểm đầu tiên xuất hiện trong câu chuyện của cha con cụ Phó bảng trong Văn bản Dọc đường xứ Nghệ là:

  • A. Đề thờ Chu Văn An
  • B. Đền thờ Thục Phán - An Dương Dương
  • C.vùng Ba Hòn: hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách
  • D. Nhà thờ họ Nguyễn Tiên Điền

Câu 11: Đâu không phải sáng tác của nhà văn Đỗ Trung Lai ?

  • A. Đêm sông cầu
  • B. Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương
  • C. Dế mèn phiêu lưu kí
  • D. Anh, em và những người khác

Câu 12: Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không?

  • A. Hạt gạo làng ta
  • B. Đồng dao mùa xuân
  • C. Đất nước
  • D. Cả A và B đúng

Câu 13: Bài thơ "Mẹ" viết về điều gì?

  • A. Viết về mẹ và sự già đi của mẹ theo năm tháng
  • B. Viết về những năm tháng tần tảo của người bà
  • C. Viết về những tháng ngày gian khó của người bà chăm sóc cháu
  • D. Viết về người mẹ phải để lại đứa con cho họ hàng đi tha phương cầu thực

Câu 14: Đâu là nhận định đúng về phong cách sáng tác của Vũ Đình Liên?

  • A. Thơ ông là những dòng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo rực
  • B. Thơ ông là những sầu vương của thời đại
  • C. Thơ ông hào sảng tràn ngập khí thế của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết
  • D. Thơ ông mang nặng noiox niềm xưa, nối niềm hoài cổ, hoài vọng

Câu 15: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Ông đồ?

  • A. Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ
  • B. Nghệ thuật miêu tả loài sinh vật, đặc sắc
  • C. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng chặt chẽ
  • D. Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng không chặt chẽ

Câu 16: Hình ảnh Ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vận dụng nào dưới dây?

  • A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc
  • B. Nghiên bút, mục tàu, giấy đỏ, bức liễn
  • C. Bàn ghế, giáo án, học sinh
  • D. Chiếc gậy, quẻ xăm, vật dụng bói toán

Câu 17: Bài thơ "Tiếng gà trưa" được viết theo thể thơ gì?

  • A. Tự do
  • B. Đường luật
  • C. Năm chữ
  • D. Bốn chữ
Câu 18: Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ "Một mình trong mưa"?
  • A. Ẩn dụ
  • B. Tương phản
  • C. So sánh
  • D. Điệp cấu trúc
Câu 19: Bài thơ "Một mình trong mưa" không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của "cò"?
  • A. Vất vả, chịu thương chịu khó
  • B. Thương con, hi sinh vì con
  • C. Cô đơn, lẻ loi một mình
  • D. Đảm đang, tháo vát
Câu 20: Từ "chắt chiu" trong câu "Dành từng quả chắt chiu" có nghĩa là:
  • A. Tiết kiệm, dè sẻn
  • B. Giữ gìn, nâng niu
  • C. Âu yếm, vỗ về
  • D. Bủn sỉn, keo kiệt

Câu 21: Văn bản "Bạch tuộc" do ai sáng tác?

  • A. En - đi - uyn
  • B. Giuyn Véc - nơ
  • C. Rây Bret bơ ry
  • D. Guy đơ Mô - pa - xăng

Câu 22: Văn bản Bạch tuộc kể lại sự kiện gì?

  • A. Sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ mét gặp một trận bão và Mác oát ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.
  • B. Kể về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách làm gỉ tất cả các loại súng máy, xe tăng
  • C. Sự kiện No ti lớt gặp và chiến đấu với những con quái vật bạch tuộc khổng lồ ở quần đảo Lu cai
  • D. Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô cô la bên trong nhà máy của năm đứa trẻ và chín người lớn

Câu 23: Trong văn bản "Bạch tuộc", cuộc giáp chiến kết thúc như thế nào?

  • A. Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút.
  • B. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.
  • C. Kết thúc thảm bại, tàu bị hư hỏng
  • D. A và B đúng

Câu 24: Trong văn bản "Chất làm gỉ", vì sao viên đại tá muốn nói chuyện với viên trung sĩ?

  • A. Vì viên trung sĩ gây rắc rối lớn
  • B. Vì viên trung sĩ làm việc gì cũng không thành
  • C. Vì viên đại tá muốn tăng cấp cho viên trung sĩ
  • D. Vì viên đại tá muốn đuổi viên trung sĩ

Câu 25: Trước ý nghĩ tạo ra chất làm hoen gỉ của viên trung sĩ, viên đại tá muốn gặp ai?

  • A. Bác sĩ tâm lý
  • B. Chỉ huy quân sự
  • C. Vợ của viên trung sĩ
  • D. Bố mẹ của viên trung sĩ

Câu 26: Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đoạn văn trên có mấy phó từ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 27: Đâu không phải sáng tác của nhà văn Bùi Hồng?

  • A. Trên đất Cẩm Bình
  • B. Cá rô con không vâng lời mẹ
  • C. Mười năm ghi nhận
  • D. Những ngày thơ ấu

Câu 28: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 29: Trong khổ 1 bài thơ "Tiếng gà trưa", người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

  • A. Chi tiết tiếng gà cục tác và hình ảnh không gian nắng trưa.
  • B. Hình ảnh ổ gà, gà và trứng.
  • C. Hình ảnh bà lo lắng đàn gà toi khi gió mùa đông tới.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30: Tác phẩm "Tiếng gà trưa" được nhắc đến trong văn bản "Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa" do ai sáng tác?

  • A. Huy Cận
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Xuân Diệu
  • D. Vũ Đình Liên
Câu 31: Theo tác giả Lê Phương Liên, "Hai vạn dặm dưới đáy biển" hấp dẫn bạn đọc mọi lứa tuổi không chỉ bởi những yếu tố li kì mà còn ở yếu tố nào?
  • A. Tính nhân văn
  • B. Sự hư cấu, tưởng tượng
  • C. Sự phóng đại
  • D. Bịa đặt, nói quá
Câu 32: Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3?
  • A. Hiểu thêm được về tính cách của nhân vật Nê-mô và A-rôn-nác trong văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3.
  • B.  Hiểu thêm được về tính cách của nhân vật A-rôn-nác trong văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3.
  • C. Hiểu thêm được về tính cách của nhân vật Nê-mô và con người ở đây trong văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 33: Văn bản Ca Huế được viết theo thể loại nào?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Văn bản nghị luận
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Thơ

Câu 34: Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm?

  • A. Đàn tranh
  • B. Đàn tì bà
  • C. Đàn nhị
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35: Ca Huế dành cho tầng lớp nào
  • A. Nông dân
  • B. Công nhân
  • C. Trung lưu
  • D. Thượng lưu
Câu 36: Ca Huế được thể hiện bằng mấy phong cách?
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 37: Địa điểm hội thi ở Từ Trọng có gì đặc biệt?

  • A. Thu hút người xem
  • B. Địa bàn khó khăn tăng độ khó
  • C. Người thi phải ngồi trên thuyền thúng nổi giữa một đầm nước lộng gió. Đây là yếu tố làm tăng tính thách thức với người chơi.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 38: Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? 

  • A. cung cấp thông tin về hình thức cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.
  • B. cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.
  • C. cung cấp thông tin về người chơi cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.
  • D. cung cấp thông tin về thể lệ cuộc thi nấu cơm ở địa phương khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng và nét đặc sắc trong lễ hội dân gian của từng địa phương.

Câu 39: Qua văn bản "Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang", hãy cho biết, phong cách xe đài ở miền núi có đặc điểm như thế nào?

  • A. Tựa như "hổ phục vồ mồi"
  • B. Uyển chuyển như "xe tơ dệt vải"
  • C. Những động tác như thể chèo thuyền "lúc khoan, lúc mau" hay như lànn sóng "lúc hiền lúc dữ'
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 40: Khi kết thúc keo vật, cả hai đô sẽ làm gì?

  • A. Cùng phải thua
  • B. Một thua một thắng
  • C. Bất phân thắng bại
  • D. Đấu đến khi tìm ra người thắng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác