Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 2: Hài kịch

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 2: Hài kịch có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà văn Uy-li-am Sếch-xpia là người nước nào?

  • A. Nước Anh.
  • B. Nước Pháp.
  • C. Nước Mĩ.
  • D. Nước Ý.

Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích Quan thanh tra?

  • A. Puskin
  • B. Gô-gôn
  • C. Lép tôn-xtôi
  • D. William Shakespeare

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Loạn đến nơi rồi là gì?

  • A. Miêu tả.
  • B. Biểu cảm.
  • C. Trần thuật.
  • D. Miêu tả kết hợp biểu cảm.

Câu 4: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Cây khế đầu hè đã chết rồi.”

  • A. Có thể hiểu cây khế đã chết hồi đầu hè.
  • B. Có thể hiểu là cây khế ở vị trí đầu hè đã chết.
  • C. Người đọc người nghe cảm thấy vô cùng mơ hồ không thể xác định được “đầu hè” là thời điểm hay là vị trí.
  • D. Cây khế đã chết rồi.

Câu 5: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.”

  • A. Lỗi câu mơ hồ.
  • B. Lỗi thiếu logic.
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ.
  • D. Lỗi thiếu vị ngữ.

Câu 6: Vở kịch "Mùa hè ở biển" đề cập đến việc thực hiện chính sách gì ở địa phương?

  • A. Khoán ruộng đến từng hộ nông dân.
  • B. Tập thể hóa nông nghiệp.
  • C. Công nghiệp hóa nông thôn.
  • D. Đô thị hóa nông thôn.

Câu 7: Theo vở kịch "Mùa hè ở biển", kết quả của chính sách mới là gì?

  • A. Năng suất lúa, hoa màu giảm, dân nghèo đói.
  • B. Năng suất lúa, hoa màu tăng, dân no ấm.
  • C. Năng suất lúa, hoa màu không đổi, đời sống ổn định.
  • D. Năng suất lúc, hoa màu tăng nhưng dân vẫn nghèo.

Câu 8: Trong đoạn trích Quan thanh tra, Khlét-xta-cốp đã nhận xét về thị trưởng như thế nào?

  • A. Ngu như một con ngựa thiến lông xám.
  • B. Tốt bụng thân thiện nhưng ngu xuẩn.
  • C. Chân thành, hài hước.
  • D. Ngu dốt nhưng rất thích thể hiện.

Câu 9: Tình huống kịch trong đoạn trích Thực thi công lí là gì?

  • A. Ba-sa-ni-ô cầu hôn Poóc-xi-a.
  • B. Sai-lốc kiện An-tô-ni-ô ra tòa để thực hiện hình phạt lấy một lượng thịt từ cơ thể An-tô-ni-ô. Poóc-xi-a yêu cầu Sai-lốc khoan hồng nhưng Sai-lốc không đồng ý; yêu cầu thực thi công lý và theo đúng quy định pháp luật.
  • C. Poóc-xi-a cải trang thành nam và đến phiên tòa để cứu Antonio.
  • D. An-tô-ni-ô mất hết tài sản vì những chiếc thuyền buôn gặp nạn.

Câu 10: Xung đột kịch trong đoạn trích Thực thi công lí là gì?

  • A. Xung đột giữa Ba-sa-ni-ô và An-tô-ni-ô về tiền bạc.
  • B. Xung đột giữa Poóc-xi-a và Sai-lốc về việc giải quyết vụ kiện của Sai-lốc với An-tô-ni-ô khi Sai-lốc yêu cầu tuân thủ văn khế và thực hiện hình phạt lấy thịt của An-tô-ni-ô.
  • C. Xung đột giữa An-tô-ni-ô và Shylock về lòng căm thù.
  • D. Xung đột giữa Poóc-xi-a và Ba-sa-ni-ô về tình yêu.

Câu 11: Nhân vật nào không xuất hiện trong lớp kịch VIII đoạn trích Quan thanhtra?

  • A. Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích.
  • B. Thị trưởng.
  • C. Lu-ca Lu-kích.
  • D. Hiến binh.

Câu 12: Thái độ của Gô-gôn qua vở hài kịch Quan thanh tra là gì?

  • A. Thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời.
  • B. Thể hiện niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.
  • C. Thể hiện sự cay đắng, đau xót trước những sự giả tạo của bọn quan tham.
  • D. Thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nhố nhăng đương thời, đồng thời niềm hi vọng vào một thực tại khác xứng đáng hơn với cuộc sống con người.

Câu 13: Nhà văn Xuân Trình quê quán ở đâu?

  • A. Bình Định.
  • B. Nam Định.
  • C. Huế.
  • D. Hà Nội.

Câu 14: Vở kịch "Mùa hè ở biển" gồm bao nhiêu cảnh?

  • A. 4 cảnh.
  • B. 5 cảnh.
  • C. 6 cảnh.
  • D. 7 cảnh.

Câu 15: Sửa lại câu sau sao cho đúng: “Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người mặc áo trắng, quần xanh.”

  • A. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người xách túi đen.
  • B. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: da xám ngoét và một người mặc áo trắng, quần xanh.
  • C. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người đậm người, dong dỏng.
  • D. Trong rạp chiếu phim chỉ còn lại hai người: một người cao, gầy và một người đen, tóc dài.

Câu 16: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 17: Sửa lại câu sau để chỉ hiểu được 1 nghĩa: Mặc dù đến muộn nhưng nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.

  • A. Mặc dù đến muộn nhưng nó vẫn kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.
  • B. Nó không kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng mặc dù đến muộn.
  • C. Mặc dù đến sớm nhưng nó vẫn kịp lên chiếc xe buýt cuối cùng.
  • D. Mặc dù đến sớm nhưng nó vẫn bị lỡ chuyến xe buýt cuối cùng

Câu 18: Đoạn trích Mùa hè ở biển sử dụng yếu tố gì để tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai?

  • A. Bi kịch.
  • B. Lãng mạn.
  • C. Hài hước.
  • D. Kinh dị.

Câu 19: Quan thanh tra của Gô-gôn là thể loại kịch nào?

  • A. Bi kịch
  • B. Chính kịch 
  • C. Hài kịch
  • D. Nhạc kịch 

Câu 20: Nội dung chính của đoạn trích Quan thanh tra là gì?

  • A. Thể hiện sự thối nát của xã hội đồng thời đả kích tât cả những gì tệ hại nhất của nước Nga.
  • B. Thể hiện sự tốt đẹp của xã hội Nga bấy giờ.
  • C. Bức tranh xã hội cũ với ngổn ngang những sự rối ren và thối nát.
  • D. Bức thư của Khlét-xta-cốp “nhận xét” về những tên quan ngu dốt với gã Giẻ rách đồng thời hé lộ hắn là quan thanh tra “dởm”.

Câu 21: Một số tác phẩm nổi tiếng của Gô-gôn bao gồm có:

  • A. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • B. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • C. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Chiếc lá cuối cùng.
  • D. Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Góc khuất.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác