Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1 Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1 Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các bài viết học thuật, người ta thường sử dụng ngôn ngữ:

  • A. Thân mật.
  • B. Trang trọng.
  • C. Chuyên ngành.
  • D. Địa phương.

Câu 2: Câu nào sau đây thể hiện ngôn ngữ thân mật?

  • A. "Xin trân trọng kính mời quý vị"
  • B. "Tao bảo mày rồi, đừng có làm thế"
  • C. "Kính thưa Hội đồng xét xử"
  • D. "Thưa quý khách, xin mời quý khách dùng bữa"

Câu 3: Ngôn ngữ nào thường được sử dụng trong các văn bản hành chính?

  • A. Ngôn ngữ thân mật.
  • B. Ngôn ngữ trang trọng.
  • C. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
  • D. Ngôn ngữ địa phương.

Câu 4: Trong các cuộc trò chuyện với bạn bè, người ta thường sử dụng ngôn ngữ nào?

  • A. Ngôn ngữ trang trọng.
  • B. Ngôn ngữ thân mật.
  • C. Ngôn ngữ học thuật.
  • D. Ngôn ngữ mang vẻ kiêu sa, kiểu cách.

Câu 5: Ngôn ngữ trang trọng thường được sử dụng trong:

  • A. Tin nhắn giữa bạn bè.
  • B. Cuộc trò chuyện gia đình.
  • C. Văn bản pháp luật.
  • D. Bài đăng trên mạng xã hội.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngôn ngữ thân mật?

  • A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương.
  • B. Có thể bỏ qua một số quy tắc ngữ pháp.
  • C. Sử dụng những câu nói hài hước, trêu đùa.
  • D. Luôn tuân thủ quy tắc ngữ pháp chặt chẽ.

Câu 7: Trong văn bản khoa học, người ta thường sử dụng ngôn ngữ:

  • A. Thân mật.
  • B. Trang trọng.
  • C. Trung tính.
  • D. Địa phương.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngôn ngữ trang trọng?

  • A. Sử dụng từ ngữ chọn lọc.
  • B. Cấu trúc câu phức tạp.
  • C. Sử dụng nhiều biệt ngữ.
  • D. Tuân thủ quy tắc ngữ pháp chặt chẽ.

Câu 9: Câu nào sau đây thể hiện ngôn ngữ trang trọng?

  • A. "Bố ơi, con đói quá!"
  • B. "Kính thưa quý vị và các bạn"
  • C. "Ê mày, qua đây chơi đi!"
  • D. “Chiều nay mình đi xem phim nhé”

Câu 10: Trong ngôn ngữ thân mật, người ta thường:

  • A. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.
  • B. Tránh sử dụng tiếng lóng.
  • C. Sử dụng nhiều từ địa phương.
  • D. Chú trọng đến cách diễn đạt văn hoa.

Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm của ngôn ngữ thân mật?

  • A. Sử dụng nhiều từ địa phương.
  • B. Cấu trúc câu đơn giản.
  • C. Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
  • D. Có thể bỏ qua một số quy tắc ngữ pháp.

Câu 12: Cách xưng hô nào sau đây thể hiện sự trang trọng trong giao tiếp?

  • A. Cậu.                    
  • B. Mày.                   
  • C. Thưa ông/bà.          
  • D. Bác.

Câu 13: Câu kết thúc nào thích hợp cho một văn bản trang trọng?

  • A. Hẹn gặp lại nhé!
  • B. Trân trọng cảm ơn.
  • C. Bye bye!
  • D. Thôi, tạm biệt nha.

Câu 14: Cách diễn đạt nào sau đây thể hiện ngôn ngữ thân mật?

  • A. Kính đề xuất phương án.
  • B. Trình bày kiến nghị.
  • C. Gửi các bạn.
  • D. Đề nghị quý cơ quan xem xét.

Câu 15: Câu nào sau đây không phù hợp trong một văn bản thể hiện sự trang trọng, lịch sự?

  • A. Chúng tôi xin trân trọng thông báo.
  • B. Kính mong quý vị xem xét.
  • C. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý vị.
  • D. Các anh chị xem qua giúp em nhé.

Câu 16: Câu nào sau đây thể hiện ngôn ngữ trang trọng?

  • A. "Mày ăn cơm chưa?"
  • B. "Xin kính chúc quý vị sức khỏe và thành công"
  • C. "Tối nay đi chơi không?"
  • D. "Ông già nhà mày khỏe chưa?"

Câu 17: Câu nào sau đây là biểu hiện của ngôn ngữ trang trọng?

  • A. Cảm ơn nhiều nhé!
  • B. Xin chân thành cảm ơn.
  • C. Cám ơn bạn nha.
  • D. Thanks nha mày.

Câu 18: Câu nào sau đây không phải là cách diễn đạt trang trọng?

  • A. Trân trọng kính mời.
  • B. Rất hân hạnh được đón tiếp.
  • C. Xin phép được trình bày.
  • D. Nhờ xem hộ cái này với.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác