Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối Ôn tập chương 2: Ánh sáng (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức Ôn tập chương 2: Ánh sáng (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:

  • A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
  • B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
  • C. Tia tới song song với trục chính.
  • D. Tia tới bất kì.

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

  • A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
  • B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
  • C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
  • D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 3: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

  • A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
  • B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
  • C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
  • D. Không nhìn được dòng chữ.

Câu 4: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?

  • A. Phương bất kì.
  • B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
  • C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.
  • D. Phương cũ.

Câu 5: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.
  • B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.
  • C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.
  • D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.

Câu 6: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

  • A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
  • B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  • C. ngược chiều với vật.
  • D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:

  • A. thật, ngược chiều với vật.
  • B. thật, luôn lớn hơn vật.
  • C. ảo, cùng chiều với vật.
  • D. thật, luôn cao bằng vật.

Câu 8: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

  • A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
  • B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  • C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  • D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 9: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:

  • A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  • C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 10: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?

  • A. Kính lúp có số bội giác G = 5x.
  • B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5x.
  • C. Kính lúp có số bội giác G = 6x.
  • D. Kính lúp có số bội giác G = 4x.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về kính lúp là sai?

  • A. Ảnh quan sát qua kính lúp là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
  • B. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
  • C. Vật cần quan sát đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp.
  • D. Kính lúp dùng để quan sát những vật ở xa.

Câu 12: Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2,5x. Đó là

  • A. thấu kính hội tụ, có tiêu cự là 2,5 cm.
  • B. thấu kính phân kì, có tiêu cự là 2,5 cm.
  • C. thấu kính phân kì, có tiêu cự là 10 cm.
  • D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự là 10 cm.

Câu 13: Chọn câu nói không đúng.

  • A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
  • B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
  • C. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
  • D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.

Câu 14: Để dựng ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính của thấu kính khi các tia sáng đi qua thấu kính đó thì có thể sử dụng hai tia sáng tới nào sau đây?

  • A. Tia đi song với trục chính và tia tới quang tâm của thấu kính
  • B. Tia tới quang tâm và tia đi song song với trục phụ
  • C. Tia tới quang tâm và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính
  • D. Tia đi song với trục chính và tia đi qua tiêu điểm chính của thấu kính

Câu 15: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm) như hình vẽ. Khi dùng thấu kính này làm kính lúp thì vật cần quan sát đặt ở

TRẮC NGHIỆM

  • A. trong đoạn OF
  • B. bất kì vị trí nào trước thấu kính.         
  • C. ngoài đoạn OF. 
  • D. vị trí tùy theo vị trí đặt mắt.

Câu 16: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 10°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường B. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường A là 4.105 km/s.

  • A. 2,2.105 km/s
  • B. 4,3.105 km/s
  • C. l,5.105km/s
  • D. 6,6.105 km/s

Câu 17: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

  • A. 242000km/s
  • B. 124000km/s
  • C. 72600km/s
  • D. 62700 km/s

Câu 18: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s. Tốc độ ánh sáng trong môi trường A là bao nhiêu?

  • A. 225000 km/s.
  • B. 230000 km/s.
  • C. 180000 km/s.
  • D. 250000 km/s.

Câu 19: Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thủy tinh để chiết suất là

  • A. n > TRẮC NGHIỆM
  • B. n > TRẮC NGHIỆM
  • C. n > 1,5
  • D. TRẮC NGHIỆM> n > TRẮC NGHIỆM

Câu 20: Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

  • A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.
  • B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
  • C. Không thấy có ánh sáng.
  • D. Thấy ánh sáng màu đen 

Câu 21: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

  • A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ.
  • B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì.
  • C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính.
  • D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Câu 22: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

  • A. Hiện tượng cầu vồng.
  • B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
  • C. Bong bóng xà phòng.
  • D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 23: Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của một khối trong suốt, đặt trong không khí, tam giác ABC vuông tại A với AB = 1,2AC, như hình vẽ. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt AC. Trong điều kiện đó, chiết suất n của khối trong suốt có giá trị như thế nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. n > l,4
  • B. n < l,41
  • C. l < n < l,42
  • D. n > 1,3

Câu 24. Một cái đinh được cắm vuông góc vào tâm O một tấm gỗ hình tròn có bán kính R = 5cm. Tấm gỗ được thả nổi trên mặt thoáng của một chậu nước. Đầu A của đinh trong nước. Cho chiết suất của nước là TRẮC NGHIỆM. Để mắt không còn nhìn thấy đầu A của đinh thì khoảng cách OA lớn nhất là:

  • A. 6,5cm 
  • B. 7,2cm
  • C. 4,4cm
  • D. 5,6cm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác