Soạn giáo án toán 2 chân trời sáng tạo Bài: Thừa số - Tích (1 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài: Thừa số - Tích (1 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI: THỪA SỐ - TÍCH
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép nhân
- Phân biệt tên gọi các thành phần phép cộng, phép trừ, phép nhân
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, ham đọc sách
- Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi” - GV: Gió thổi, gió thổi! - GV: Thổi 4 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn (HS chỉ vào 4 nhóm 3 HS đi xe đạp) - GV: Gió thổi, gió thổi! - GV: Thổi phép nhân tương ứng với câu “3 được lấy 4 lần bằng 12” ra bảng con
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép nhân và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép nhân - GV viết lên bảng lớp phép nhân 3 x 4 = 12 GV giới thiệu tên gọi các thành phần của phép nhân (nói và viết lên bảng như sgk).
- GV lần lượt chỉ vào số 3, 4, 12 yêu cầu HS nói tên các thành phần - GV nói tên các thành phần: thừa số, thừa số, tích yêu cầu HS nói số và phép tính. Bước 2: Thực hành Bài 1: Gọi tên các thành phần của phép nhân - GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép nhân (theo mẫu). - GV sửa bài, đưa thêm một số phép nhân khác: 2 x 5 = 10, 5 x 3 = 15, 9 x 7 = 63 Bài 2: Viết phép nhân - GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết mỗi cột trong bảng là các thành phần của một phép nhân cần viết các phép nhân đó ra bảng con - GV ví dụ: 3, 10 và 30 lần lượt là thừa số, thừa số và tích Phép nhân tương ứng là: 3 x 10 = 30 - GV sửa bài, gọi HS chỉ vào phép tính nhân đã viết và gọi tên các thành phần
* Vui học - GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài và nhận biết: • Có 6 bạn chuẩn bị đi xe đạp, các bạn tìm mũ bảo hiểm để đội. • Các bạn đứng ở vị trí thừa số thì sẽ lấy mũ ở Thừa số (mũ đỏ). Các bạn đứng ở vị trí tích thì sẽ lấy mũ ở Tích (mũ vàng). - GV sửa bài, GV mô phỏng theo SGK, tạo tình huống thực trong lớp học.
D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp gọn Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn một phép cộng, một phép trừ, một phép nhân. Khi GV đưa bảng con ra, HS gọi tên các thành phần của phép tính. 7 + 3 = 10 7 – 3 = 4 7 x 3 = 21 - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. |
- HS: Thổi gì, thổi gì? - HS: 3 được lấy 4 lần - HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: viết ra bảng con
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới
- HS thực hiện tính nhanh
- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu
- HS nhắc: thừa số, thừa số, tích
- HS nhắc: 3 và 4, 12
- HS hoạt động nhóm đôi gọi tên
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép nhân GV đưa ra.
- HS tìm hiểu bài và nhận biết
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS viết phép nhân và gọi tên các thành phần: + 2 x 9 = 18 2 là thừa số, 9 là thừa số, 18 là tích + 6 x 4 = 24 6 là thừa số, 4 là thừa số, 24 là tích
- HS tìm hiểu và nhận biết
- HS lắng nghe GV sửa bài
- HS nêu tên các thành phần
+ 7 và 3 là số hạng, 10 là tổng + 7 là số bị trừ, 3 là số trừ, 4 là hiệu + 7 và 3 là thừa số, 21 là tích
- HS lắng nghe nhận xét |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác