Soạn giáo án toán 2 chân trời sáng tạo Bài: Ba điểm thẳng hàng (1 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài: Ba điểm thẳng hàng (1 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
(1 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết ba điểm thẳng hàng.
- Sử dụng thước thẳng, kiểm tra ba đối tượng thẳng hàng.
- Nhận biết hình ảnh thẳng hàng trong cuộc sống.
- Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất: yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được ba điểm thẳng hàng, gọi tên nhóm 3 điểm thẳng hàng trong hình vẽ cho trước, nhận dạng được 3 điểm thẳng hàng trong thực tế Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu ba đường thẳng hàng - GV cho HS quan sát hình ảnh các bạn, nhận biết các bạn đứng thẳng hàng - GV cho HS quan sát hình ảnh 3 điểm A, B, C, nhận biết ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng - GV giới thiệu: Khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói ba điểm đó thẳng hàng - GV yêu cầu HS cả lớp chỉ tay vào hình và nói: ba điểm A, B, C thẳng hàng Bước 2: Thực hành Bài 1: - GV cho HS quan sát mẫu, đọc ba điểm thẳng hàng - GV yêu cầu HS dựa vào mẫu đọc các điểm thẳng hàng ở các hình còn lại Bài 2: - GV cho HS thảo luận nhóm đôi nhận biết yêu cầu của bài - GV phân tích mẫu, đặt câu hỏi: + Hình ảnh đặt thước thể hiện điều gì? + Đặt thước thế nào? - GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh đặt thước, thông báo ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng
B. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố lại các kiến thức về ba điểm thẳng hàng Cách tiến hành: * Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV cho Hs đọc đề bài nhận biết yêu cầu của bài. - GV cho HS xác định các điểm được đặt tên trong hình - GV giới thiệu: ba điểm nằm trên một đoạn thẳng cũng gọi là điểm thẳng hàng. Yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện - GV sửa bài, gọi 4 bạn HS đọc kết quả các câu a), b), c), d) và giải thích - GV nhận xét, tuyên dương các HS đọc chính xác, và giải thích rõ ràng * Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS đọc đề, nhận biết được nhiệm vụ - GV cho các nhóm thảo luận, nêu được cách thức giải quyết vấn đề:
- GV gọi các nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu một trường hợp), Gv hướng dẫn HS nói theo trình tự: hàng, cột, đường chéo
- GV gọi các nhóm khác kiểm tra, nhận xét. Sau đó GV tổng kết * Đất nước em - GV giới thiệu vườn cây thanh long ở Bình Thuận. + Cột trụ để cây bám vào, leo lên. + Chiếu sáng ban đêm giúp cây mau lớn - GV cho HS quan sát ảnh và nhận biết: + Các cột trụ cùng nằm trên một đường thẳng + Các bóng đèn cùng nằm trên một đường thẳng - GV hướng dẫn HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ. * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS tìm hình ảnh thẳng hàng trong cuộc sống, sẽ chia sẻ với các bạn vào buổi học sau |
- HS quan sát hình ảnh, nhận biết các bạn đứng thẳng hàng
- HS quan sát hình ảnh, nhận biết ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng
- HS lắng nghe
- HS chỉ tay và đọc
- HS quan sát mẫu và đọc
- HS dựa vào mẫu, đọc các điểm thẳng hàng ở từng hình.
- HS thảo luận nhận biết yêu cầu: kiểm tra, nói - HS trả lời + Kiểm tra 3 điểm có thẳng hàng không + Đặt mép thước sát vào các điểm - HS dùng thước thẳng kiểm tra rồi nói: + Ba điểm B, C, D thẳng hàng + Ba điểm I, K, S không thẳng hàng + Ba điểm L, M, N thẳng hàng
- HS đọc, nhận biết yêu cầu của đề
- HS xác định các điểm được dặt tên trong hình: A, B, C, D, E, I
- HS lắng nghe, thảo luận nhóm đôi thực hiện
- HS đọc đáp án và giải thích
- HS lắng nghe
- HS đọc đề, nhận biết yêu cầu
- HS thảo luận cách thức giải quyết vấn đề: + Xác định các nút áo nằm trên một đường thẳng theo đường kẻ. Theo hàng, theo cột + Dùng thước thẳng xác định các nút áo cùng nằm trên một đường thẳng khác. - HS các nhóm trình bày: * Theo hàng: + Hàng thứ nhấi: Ba nút áo: xanh đậm, nâu nhạt, hồng cùng nằm trên một đường thẳng. + Hàng thứ ba: Ba nút áo: vàng, xanh lá, cam cùng nằm trên một đường thẳng. * Theo cột: + Cột thứ nhất: Ba nút áo: xanh đậm, vàng, nâu đậm cùng nằm trên một đường thẳng. + Cột thứ ba: Ba nút áo: nâu nhạt, đỏ, xanh lá cùng nằm trên một đường thẳng. * Theo đường chéo: Ba nút áo: đỏ, cam, tím cùng nằm trên một đường thẳng. - HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình ảnh
- HS lắng nghe, xem bản đồ tìm vị trí tỉnh Bình Thuận.
- HS lắng nghe, thực hiện |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác