Soạn giáo án toán 2 chân trời sáng tạo Bài: Đựng nhiều nước, đựng ít nước (1 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài: Đựng nhiều nước, đựng ít nước (1 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI: ĐỰNG NHIỀU NƯỚC, ĐỰNG ÍT NƯỚC
(1 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Bước đầu hình thành biểu tượng về dung tich qua việc so sánh để nhận biết đựng nhiều hơn, ít hơn hay bằng nhau giữa hai đồ chứa chất lỏng
- Biết cách so sánh dung tích các vật chứa
- Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Các vật dụng chứa chất lỏng
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau và thực hành để nhận biết Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu “đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau” a) Tạo tình huống tìm hiểu về sức chứa - GV cho HS quan sát hai chai không có nước và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Chai nào đựng được nhiều nước hơn? - GV đặt vấn đề cho HS giải quyết: Làm sao để biết chính xác chai nào đựng được nhiều nước hơn? Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra cách giải quyết vân đề - GV gọi các nhóm trình bày, - Có thể có nhiều đề xuất, tuy nhiên GV hướng dẫn HS theo cách giới thiệu trong SGK + Lấy nước đổ đầy vào một trong hai chai + Đổ chai nước đầy vào chai còn lại => GV yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi đổ chai nước đầy vào chai còn lại. b) Làm quen các thuật ngữ - GV giới thiệu các bình đựng nước Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, nhận biết về sức chứa của các bình
Bước 2: Thực hành - GV cho HS quan sát lại hai chai đựng đầy nước và một số li cùng loại (không có nước) Yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Chai nào đựng nhiều nước hơn - GV gọi các nhóm lên thực hành: Đổ nước ở mỗi chai ra các li, chai nào đổ ra được nhiều li hơn thì chai đố đựng nhiều nước hơn D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV tổng kết: + Mỗi vật (bình, chai, can,…) có sứ chứa khác nhau + Hằng ngày, ta cần để ý xem vật nào chứa được nhiều hơn hay ít hơn * Hoạt động thực tế - GV yêu cầu HS về nhà thực hiện theo nội dung SGK - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. |
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe và thả luận theo nhóm 4
- HS các nhóm trình bày - HS lắng nghe
- HS kết luận
- HS quan sát ảnh và nói: · Bình A đựng ít hơn hình B · Bình B đựng nhiều hơn bình A · Bình A và bình C đựng bằng nhau
- HS quan sát hình ảnh
- Thảo luận nhóm 4 giải quyết vấn đề
- HS các nhóm thực hành
- HS lắng nghe
- HS về nhà thực hiện - HS lắng nghe |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác