Soạn giáo án toán 2 chân trời sáng tạo Bài: Điểm - Đoạn thẳng (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài: Điểm - Đoạn thẳng (2 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI: ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG

 (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được điểm và đoạn thẳng.

- Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm.

- Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét.

- Thực hành về vị trí, phương hướng.

- Thực hành ước lượng và đếm số lượng của một nhóm đối tượng.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm (yêu thương và bỏ vệ thú vật quý hiếm), yêu nước (thông qua vẻ đẹp của tình Bình Thuận).

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét

- Vài gương sen (nếu có)

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, phấn, giẻ lau

- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK:

+ Hỏi HS trong tranh có những gì?

- GV đặt vấn đề: Để đi từ lều này đến lều kia người ta phải đi theo những dấu chấm tròn. Các chấm này cho ta hình ảnh của các điểm. Sợi dây nối hai chấm tròn trước mỗi cái lều cho ta hình ảnh về đoạn thẳng. Từ đó GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới “Điểm – Đoạn thẳng”.

 

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS nhận biết điểm, đoạn thẳng; đọc tên đêỉm, đoạn thẳng cho trước; nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế, đo độ dài đoạn thẳng cho trước.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu điểm và đoạn thẳng

- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo nội dung sau:

+ Vẽ mắt cho gà con

+ Vẽ cho đủ 6 chấm tròn

+ Vẽ chấm tròn vị trí hồng tâm

+ Chọn từng cặp thích hợp:

Bước 2: Giới thiệu cách đọc tên điểm, đoạn thẳng

* Điểm

- GV giới thiệu những chấm tròn HS vừa vẽ là hình ảnh của “điểm”. Để phân biệt điểm này với điểm khác người ta dùng các chữ cái A; B; C; D;… để gọi điểm.

- GV vẽ lên bảng hai điểm A và B rồi hướng dẫn HS đọc

* Đoạn thẳng

- GV dùng thước vẽ một vạch, nối điểm A và B và giới thiệu: đây là hình ảnh đoạn thẳng.

- GV chỉ vào hình minh họa điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB cho HS đọc

Bước 3: Thực hành

Bài 1:

- GV giới thiệu cách đọc tên điểm và đoạn thẳng

+ Thứ tự đọc: không bắt buộc đọc từ đâu, tuy nhiên người ta thường đọc từ trái sang phải, đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái, đọc theo chiều kim đồng hồ (đối với hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) vả phải đọc lần lượt, không “nhảy cóc”.

+ Đọc theo tên chữ cái: a, bê, xê, ..., không đọc theo âm: a, bơ, cờ,...

-  GV chỉ lần lượt từng điểm, đoạn thẳng cho HS đọc:

Bài 2:

- GV hướng dẫn, lưu ý HS để biết đoạn thẳng DE dài bao nhiêu là đúng thì phải nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE có trên thước đo.

- GV cho HS quan sát hình, nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE và kết luận câu đúng, sai

Bài 3:

- GV yêu cầu HS quan sát hình nhận biết và gọi tên đoạn thẳng có trong hình

 

- GV hướng dẫn HS dùng thước đo, đo độ dài của các đoạn thẳng, lưu ý:

+ Đặt thước đo đúng, ví dụ: vạch số 0 trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng.

+ Đọc số đo.

+ Viết số đo vào bảng con.

- GV mở rộng, giúp HS nhận biết tổng số đo hai đoạn thẳng AB và BC là độ dài đoạn thẳng AC.

+ Đoạn thẳng AB dài: 7 cm.

+ Đoạn thẳng BC dài: 3 cm.

+ Đoạn thẳng AC dài: 10 cm.

Bài 4:

- GV hướng dẫn HS hai bước vẽ đoạn thẳng dài 4 cm theo mẫu:

+ Bước l: Đặt thước đo đúng, chấm một điểm tại vạch số 0 cm và chấm một điểm tại vạch chỉ 4 cm

+ Bước 2: Nối hai điểm vừa vẽ.

- GV yêu cầu: mỗi HS vẽ một đoạn thẳng dài 10 cm ra bảng con, đặt tên cho đoạn thẳng đó. Sau đó bạn bên cạnh đùng thước để kiẻm tra hình vẽ của bạn mình.

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách đọc tên điểm, đoạn thẳng; đo độ dài của đoạn thẳng cho trước.

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS ghi số đoạn thẳng của mỗi hình vào bảng con:

- GV sửa bài, gọi một số HS lên bảng chỉ rõ các đoạn có trong hình và đọc tên các đoạn đó

- GV nhận xét, tuyên dương các HS chỉ và đọc đúng tên các đoạn thẳng

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT2

- GV sử dụng hình vẽ minh họa cho HS thảo luận nhóm đôi:

+ Vẽ đoạn thẳng AC dài 10 cm

+ Xác định ví trí của mỗi chú sên khi bò được 5cm và 3 cm.

+ Đo để biết hai chú sên cách nhau bao nhiêu xăng-ti-mét?

- GV sửa bài, gọi một số nhóm trình bày và giải thích cách làm

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt

 

D. CỦNG CỐ

Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi, hoạt động thực tế

Cách tiến hành:

* Trò chơi “Các bạn đi đâu”

- GV phân tích mẫu: đường đi của các bạn gồm các đoạn thẳng, độ dài mỗi đoạn thẳng và hướng đi do người hướng dẫn thông báo.

- GV cho cả lớp chơi thử một lần

- GV tổ chức chơi theo nhóm, mỗi nhóm chọn một vật để di chuyển. Cả nhóm thực hiện theo hiệu lệnh của người hướng dẫn.

* Khám phá

- GV giới thiệu hoa sen, gương sen, hạt sen và công dụng của chúng.

- Giáo viên cho HS quan sát gương sen và nhận biết: mỗi điểm trên gương sen là đầu của một hạt sen. Có bao nhiêu điểm thì có bấy nhieu hạt sen.

- GV yêu cầu HS ước lượng rồi đếm hạt sen

* Đất nước em

- GV cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu: cầu Lê Hồng Phong ở thành phố Phan Thiết — tĩnh Bình Thuận.

- GV đặt câu hỏi: Hình ảnh những dây văng hay dây cáp nối các điểm bên dưới thành cầu với các trụ cầu làm em liên tưởng đến hình ảnh hình học nào?

- GV giáo dục ý thức bảo vệ vẻ đẹp của những cây cầu dây văng.

- GV giới thiệu về cầu Lê Hồng Phong là cây cầu đúc, có dây văng, bắc qua sông Cà Ty là địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cầu Lê Hồng Phong được khánh thành đưa vào sử dụng vào tháng 12/2002.

- GV yêu cầu HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ (SGK trang 130).

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS về nhà tìm các hình ảnh đoạn thẳng.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV giới thiệu bài mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu

 

 

- HS quan sát hình vẽ của giáo viên và đọc theo hướng dẫn

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe

 

 

 

- HS đọc theo GV chỉ: điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu cách đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc:

+ Đọc thầm

+ Hai bạn đọc cho nhau nghe

+ Đọc cho cả lớp nghe

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

 

- HS trả lời:

a) Đoạn thẳng DE dài 4 cm: sai.

b) Đoạn thẳng DE dài 3cm: đúng.

 

 

 

- HS nhận biết và gọi tên các đoạn thẳng: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng AC

 

- HS đo độ dài của các đoạn thẳng và ghi vào bảng con.

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS vẽ ra bảng con và thực hiện theo yêu cầu của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghi vào bảng con:

+ Hình ABCD: 4 đoạn thẳng

+ Hình LMN: 3 đoạn thẳng

+ Hình RSOTV: 6 đoạn thẳng

 

- HS chỉ và đọc tên các đoạn thẳng

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày, giải thích cách làm.

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS cả lớp chơi thử

- HS phân theo nhóm, chơi trò choi theo hiệu lệnh của người hướng dẫn.

 

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu

 

 

 

 

- HS quan sát, nhận biết

 

 

 

 

 

 

- HS ước lượng và đếm

 

- HS quan sát và lắng nghe

 

- HS trả lời: Đọan thẳng

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS quan sát bản đồ và tìm ví trí của tỉnh Bình thuận.

 

- HS về nhà tìm hình ảnh các đọan thẳng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác