Soạn giáo án toán 2 chân trời sáng tạo Bài: Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài: Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục (2 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI: PHÉP TRỪ CÓ SỐ BỊ TRỪ LÀ SỐ TRÒN CHỤC
(2 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Thực hiện được phép tính trừ có số bị trừ là số tròn chục.
- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-).
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
- Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 2 thẻ chục và 10 khối lập phương
- Đối với học sinh
- SGK. vở ghi, bút viết, bảng con…
- 1 thẻ chục và 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn” - GV cho HS viết số vào bảng con một số bất kì - GV cho HS tìm bạn để hai hay ba số cộng lại bằng số tròn chục Nhóm nào kết hợp được với nhau sớm nhất thì thắng cuộc - GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS nắm được cách trừ có nhớ trong phạm vi 100 và biết áp dụng để thực hành. Cách tiến hành: Bước 1: Xây dựng biện pháp trừ có nhớ trong phạm vi 100 - GV nêu phép tính trực tiếp cho HS thực hiện. GV vừa nói vừa viết lên bảng lớp: Cô có các phép tính sau: 30 – 4 = ? 50 – 24 = ? - GV gọi vài HS đọc phép tính - GV sử dụng phương pháp mảnh ghép cho HS thảo luận nhóm đôi, mỗi nhóm thực hiện một phép tính, sau đó chia sẻ cùng nhau. GV gợi ý: + Dùng các thẻ chục và các khối lập phương thể hiện phép tính + Muốn tính 30 - 4 (hay 50 - 24) phải tách từ 1 thanh chục ra 4 khối lập phương để tìm số khối lập phương còn lại ghi vào kết quả. - GV gọi đại diện nhóm trình bày, khuyến khích HS nêu cách thức thực hiện
- GV vừa nói, vừa viết giới thiệu biện pháp tính: Để thực hiện phép trừ 30 - 4 ta có thể làm như sau: • Đặt tính: Viết số 30 rồi viết số 4 sao cho các chữ số đơn vị thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang.
• Tính từ phải sang trái.
- GV gọi vài HS nêu lại cách thực hiện như trên. - GV cho HS kiểm tra: Cả lớp cùng đếm bớt trên các khối lập phương để khẳng định kết quả đúng. - Với phép tính 50 - 24, GV cho cả lớp thực hiện trên bảng con.
- GV mượn bảng của một HS để chốt.
Bước 2: Thực hành - GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện ra bảng con 70 – 6 40 – 23 30 – 18
- GV gọi một số HS đọc kết quả - GV nhận xét, tổng kết
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách tính phép trừ có số bị trừ là số tròn chục Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: hai học sinh thực hiện cặp phép tính trên một ngôi nhà vào bảng con (1 HS /phép tính) - GV cho HS các nhóm chia sẻ kết quả với nhau, yêu cầu HS so sánh số đơn vị ở kết quả của cặp phép tính trên cùng một ngôi nhà. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho cá nhân HS tìm hiểu đề bài và nhận biết yêu cầu và cách thực hiện
- GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính để tìm chiếc xe mỗi chú ngựa kéo - GV lấy tinh thần xung phong gọi một số HS lên trình bày - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV cho cá nhân HS tìm hiểu đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân giải bài toán - GV lấy tinh thần xung phong gọi HS lên trình bày bài giải, có giải thích cách làm
- GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt
D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học Cách tiến hành: - GV đọc các phép tính, HS thực hiện trên bảng con 60 - 5; 80 - 27; …… - GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS. |
- HS viết số bất kì vào bảng con
- HS tìm các bạn - HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS lắng nghe, quan sát phép tính
- HS đọc phép tính
- HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện phép tính
- Đại diện nhóm trình bày. Có thể nhiều phương án: + Thêm bớt trên khối lập phương hoặc đếm ngón tay + Tính trực tiếp: 10 – 4 = 6; 20 + 6 = 26 nên 30 – 4 = 26; 50 – 24 = 26; ….)
- HS lắng nghe
- HS nêu lại cách thực hiện - HS kiểm tra
- HS tính trên bảng con
- HS lắng nghe
- HS thực hiện các phép tính ra bảng con:
- HS đọc kết quả - HS lắng nghe
- HS thực hiện các phép tính ra bảng con
- HS các nhóm chia sẻ kết quả và so sánh các cặp phép tính trên cùng một ngôi nhà. - HS lắng nghe
- HS tìm hiểu, nhận biết: trên mỗi con ngựa có một phép tính trừ, hiệu các số này là số của xe ngựa
- HS thực hiện phép tính
- HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe
- HS xác định việc cần làm: giải bài toán
- HS làm bai cá nhân - HS lên bảng trình bày bài giải: Số con cá chui vào vỏ ốc là: 20 – 7 = 13 (con cá) Đáp số: 13 con cá - HS lắng nghe
- HS thực hiện phép tính trên bảng con
- HS lắng nghe |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác