Soạn giáo án toán 2 chân trời sáng tạo Bài: Nặng hơn, nhẹ hơn (1 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài: Nặng hơn, nhẹ hơn (1 tiết) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI: NẶNG HƠN, NHẸ HƠN

 (1 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Bước đầu hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.

- Cảm nhận được độ nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật bằng các giác quan.

- Biết cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau từ hình ảnh bập bênh.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Chuẩn bị một số dụng cụ bập bênh và một số đồ vật để so sánh (dùng cho bài 2)

  1. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay bằng nhau giữa hai vật thông thường.

Cách tiến hành:

Bước 1: Giới thiệu “nặng hơn”, “nhẹ hơn” hay “nặng bằng nhau” giữa hai vật

a) Tạo tình huống nhu cầu xuất hiện việc so sánh giữa hai vật

- GV tạo tình huống để HS xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau.

 

+ GV đưa ra hai vật ví dụ con heo bằng đất và con heo bằng nhựa. Hỏi HS có nhận xét gi về hai vật này?

 

 

+ GV đưa ra hai vật khác: ví dụ quả bóng và bong bóng. GV hỏi HS có nhận xét gì về hai vật này?

 

 

+ GV kết luận: Vậy nhìn vào hai vật, ta có thể so sánh, biết vật nào nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau hay không?

b) Giới thiệu “nặng hơn”, “nhẹ hơn” hay “nặng bằng nhau”

* Nhận biết “nặng”, “nhẹ” qua việc nâng các đồ vật trên hai tay

- GV cho HS nhóm đôi thực hiện bằng hình thức đố nhau (SGK).

Ví dụ: Hộp bút nặng hơn cây thước.

           Cây bút chì nhẹ hơn quyển sách Toán.

           Hai cây bút nặng bằng nhau.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong phần Bài học, dùng các từ nặng hơn, nhẹ hơn, nặng bằng nhau để so sánh khối lượng các đối tượng theo mẫu câu:

+ Giỏ màu đỏ .?. giỏ màu xanh. Vì sao em biết?

+ Giỏ màu xanh .?. giỏ màu đỏ. Vì sao em biết?

+ Hai bạn đang ngồi hên bập bênh. Hai bạn đó nặng như thế nào? Vì sao em biết?

 

B. LUYỆN TẬP

Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay bằng nhau

Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi nhóm đôi.

- GV sửa bài, mời HS đọc kết quả so sánh và khuyến khích HS giải thích.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét

 

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dùng mắt để cảm nhận độ nặng, nhẹ của các vật; sau đó HS trao đổi nhóm đôi.

 

 

 

 

- Sau khi làm xong, GV cho HS di chuyển đến góc học tập để cảm nhận độ nặng, nhẹ của các vật bằng tay và điều chỉnh bài làm của mình.

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3

- GV cho các nhóm thảo luận để biết hộp nào nặng nhất. Gợi ý HS dựa vào các khối vuông trong mỗi bập bênh để so sánh.

- GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày ý kiến cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của HS

* Hoạt động thực tế

- GV yêu cầu HS nâng hai vạt nào đó ở hai tay để biết vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét:

+ Cái bằng đất, cái bằng nhựa; con heo bằng đất đẹp hơn con heo bằng nhựa; con heo bằng đất nặng hơn con heo bằng nhựa; .... ® do cầm lên nên rút ra được nhận xét.

+ Quả bỏng lăn dưới đất, bong bóng bay trên trời; bong bóng nhẹ hơn quả bóng; ... ® do nhìn thấy nên rút ra được nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo nhóm đôi

 

 

 

 

- HS quan sát và so sánh:

+ Giỏ màu đỏ nặng hơn giỏ màu xanh. Vì có nhiều đồ trong giỏ

+ Giỏ màu xanh nhẹ hơn giỏ màu đỏ. Vì không có đồ trong giỏ

+ Hai bạn nặng bằng nhau. Vì do cái bệp bênh nằm ngang bằng nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm bài cá nhân

 

- HS đọc kết quả:

a) Bạn gái nặng hơn bạn trai (hay: Bạn trai nhẹ hơn bạn gái).

Vì bệp bênh nghiêng về phía bạn gái

b) Bạn trai năng hơn bạn gái (hay: Bạn gái nhẹ ơn bạn trai).

Vì bệp bênh nghiêng về phía bạn trai

c) Hai bạn nặng bằng nhau.

Vì bập bênh thăng bằng.

- HS lắng nghe

 

 

- HS cảm nhận bằng mắt và trao đổi với bạn bên cạnh:

+ Bong bóng bay nhẹ hơn quả dưa hấu.

+ Hai chú gấu bông nặng bằng nhau.

+ Quả bóng nặng hơn quả cầu lông.

+ Cái búa nặng hơn cuộn giấy.

- HS cảm nhận bằng tay và điều chỉnh bài làm của mình

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS thảo luận nhóm bốn để nhận biết

- HS trình bày:

Ví dụ:

+ HS 1 nêu: Hộp thứ nhất nặng bằng 3 khối;

Hộp thứ hai nặng bằng 5 khối;

Hộp thứ ba nặng bằng 4 khối.

Vậy hộp thứ hai nặng nhất.

+ HS 2 nêu: Hộp nào nặng nhất sẽ có nhiều khối vuông nhất. Vậy hộp thứ hai nặng nhất.

+ HS 3 nêu: 5 khối vuông nặng hơn 4 khối vuông và nặng hơn 3 khối vuông. Mà hộp thứ hai nặng bằng 5 khối vuông nên hộp thứ hai nặng nhất.

- HS lắng nghe

 

- HS thực hiện

 

- HS lắng nghe

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác