Siêu nhanh giải bài Ôn tập chủ đề 6 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều

Giải siêu nhanh bài Ôn tập chủ đề 6 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều. Giải siêu nhanh Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6. CÔNG NGHỆ GIỐNG THỦY SẢN

1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Giải rút gọn:

  1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản

- Vai  trò của giống trong nuôi thủy sản:

+ Quyết định năng suất nuôi trồng

+ Quyết định chất lượng sản phẩm nuôi trồng.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản:

+ Chọn giống thủy sản

+ Nhân giống thủy sản

+ Tạo giống thủy sản

  1. Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống:

- Đặc điểm sinh sản:

+ Tuổi sinh sản

+ Mùa sinh sản

+ Phương thức sinh sản

- Kĩ thuật ương nuôi cá và tôm giống:

+ Bước 1: Chuẩn bị ao

+ Bước 2: Lựa chọn và thả cá/ tôm giống

+ Bước 3: Chăm sóc, quản lí

+ Bước 4: Thu hoạch

2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy nêu vai trò của con giống trong nuôi trồng thuỷ sản.

Giải rút gọn:

- Giống thuỷ sản quyết định năng suất nuôi trồng..

- Giống thuỷ sản quyết định đến chất lượng sản phẩm nuôi trồng.

Câu 2: Trình bày ứng dụng của công nghệ sinh học trong tạo, chọn và nhân giống thuỷ sản.

Giải rút gọn:

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống thủy sản:

 Công nghệ chỉ thị phân tử giúp chọn lọc các cá thể thuỷ sản dựa trên các gene quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn như gene tăng trưởng nhanh, gene kháng bệnh, gene chịu lạnh,... 

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống thủy sản: 

Ứng dụng để nâng cao chất lượng và số lượng con giống, đồng thời giúp người nuôi chủ động mùa vụ.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống thủy sản

+ Công nghệ tạo giống đơn tính

+ Công nghệ tạo giống đa bội

Câu 3: Hãy nêu đặc điểm sinh sản của cá và tôm.

Giải rút gọn:

1. Đặc điểm sinh sản của cá

- Tuổi sinh sản: khác nhau tùy theo loài

- Mùa sinh sản: theo mùa, tháng có nhiệt độ ấm.

- Phương thức sinh sản: Hầu hết sinh sản bằng phương thức đẻ trứng. Vào mùa sinh sản cá đực và cá cái thường bơi cặp với nhau. 

- Điều kiện sinh sản: Hầu hết các loài cá nước ngọt cần các điều kiện sinh thái phù hợp để thực hiện quá trình sinh sản 

- Sức sinh sản: Khác nhau tùy loài.

2. Đặc điểm sinh sản của tôm:

- Tuổi sinh sản: lần đầu sau 1 tuổi

- Mùa sinh sản: tháng 3 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

- Phương thức sinh sản: Vào mùa sinh sản khi tôm bô mẹ thành thục sinh dục, tôm đực sẽ ghép cặp với tôm cái mới lột xác và gắn túi tinh vào của tôm cái. 

- Điều kiện sinh sản: Tôm chỉ sinh sản khi có môi trường thích hợp.

- Sức sinh sản: một mùa sinh sản, tôm có thể đẻ từ 3 đến 4 đợt.

Câu 4: Trình bày kĩ thuật ương, nuôi cá và tôm giống.

Giải rút gọn:

1. Kĩ thuật ương nuôi cá:

Giai đoạn 1: ương nuôi từ cá bột lên cá hương

Bước 1: Chuẩn bị ao

Bước 2: Lựa chọn và thả cá

- Lựa chọn cá: Chọn cá bột từ 2 đến 10 ngày tuổi tính từ khi nở (tuỳ theo loài).

- Mùa vụ thả: Miền Bắc thường có 2 thời điểm chính là cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và tháng 9 hằng năm. Miền Nam có thể thả nuôi quanh năm nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa.

- Thả cá: thả với mật độ từ 250 đến 350 con/m². 

Bước 3: Chăm sóc, quản lí: Trong 2 tuần đầu có thể cho ăn các loại thức ăn dạng bột mịn như lòng đỏ trứng gà, sữa đậu nành, bột ngô, .... Từ tuần thứ 3 trở đi cả đã bắt đầu ăn thức ăn đặc trưng của loài nên cần quan sát để điều chỉnh thức ăn và bổ sung phân bón. 

Bước 4: Thu hoạch 

Giai đoạn 2: ương nuôi từ cá ương lên cá giống.

Bước 1: Chuẩn bị ao

Bước 2: Lựa chọn và thả cá

- Lựa chọn cả: cả có chiều dài cơ thể từ 0,16 đến 7 cm (tuỳ theo từng loài).

- Mùa vụ thả: Ở miền Bắc, ương cá hương thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 

- Thả cả: mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi. 

Bước 3: Chăm sóc, quản lí: Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao

Bước 4: Thu hoạch: Thường sau 2 đến 3 tháng nuôi là cả hương có thể đạt kích cỡ của cá giống và có thể chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm. 

2. Kĩ thuật nuôi tôm giống:

Bước 1: Chuẩn bị bể: Bể ương ấu trùng tôm cần phải đặt nổi trong nhà để giảm thiểu tác động của môi trường.

Bước 2: Chọn và thả giống: Lựa chọn ấu trùng tôm hoạt động nhanh nhẹn và đồng đều, không dị hình và không có dấu hiệu của bệnh. 

Bước 3: Chăm sóc và quản lí: Tôm rất phàm ăn nên có thể cho chúng ăn 8 đến 10 bữa trong một ngày và cho ăn đến no để tránh hiện tượng tấn công đồng loại khiến tỉ lệ hao hụt cao. 

Bước 4: Thu hoạch

Câu 5: Vì sao cá cần phải được luyện, ép trước khi đánh bắt vận chuyển?

Giải rút gọn:

+ Luyện cá nhịn đói 1-2 ngày trước khi vận chuyển giúp giảm lượng chất thải trong cơ thể cá, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nước trong quá trình vận chuyển.

+ Việc ép cá vận động trước khi vận chuyển giúp tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng của cá. 

+ Tắm cho cá bằng dung dịch muối NaCl nồng độ 2-3% trong 7-10 phút trước khi vận chuyển giúp sát trùng và phòng bệnh cho cá.

+ Gây mê cá trước khi vận chuyển giúp cá không bị trầy xước, bong tróc vẩy trong quá trình vận chuyển.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 6, Giải bài Ôn tập chủ đề 6 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều, Siêu nhanh giải bài Ôn tập chủ đề 6 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác