Siêu nhanh giải bài Ôn tập chủ đề 10 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều

Giải siêu nhanh bài Ôn tập chủ đề 10 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều. Giải siêu nhanh Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây:

Giải rút gọn:

  1. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Khái niệm

- Ý nghĩa:

+ Bảo vệ các loài thủy sản; 

+ Bảo vệ đa dạng sinh 

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; góp phần phát triển thuỷ sản bền vững

+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật;

+ Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản 

+ Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản,

+ Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên,...;

+ Tuân theo quy định của pháp luật

+ Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thuỷ sản;

+ Xây dựng, hành Danh mục, tiêu chí xác định, chế độ quản lí, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm;

+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc 

+ Công bố đường di cư tự nhiên của loài thuỷ sản;

+ Quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn.

- Biện pháp: 

+ Bảo vệ các khu bảo tồn biển

+ Bảo vệ các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm

+ Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

+ Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản 

+ Nhân rộng mô hình đồng quản lí nguồn lợi thuỷ sản

+ Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 

b. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản

- Khái niệm

- Ý nghĩa:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

+ Đảm bảo quốc phòng, an ninh và giúp khẳng định chủ quyền biển đảo

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các quy định ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản;

+ Tuân thủ các quy định quản lí vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác 

+ Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn 

+ Treo cờ Tổ quốc,

+ Mang theo giấy tờ;

+ Ghi, nộp báo cáo, nhật kí khai thác thuỷ sản theo quy định;

+ Bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng biển khai thác.

- Phương pháp khai thác phổ biến:

+ Lưới kéo

+ Lưới vây

+ Lưới rê

+ Câu 

+ Mành vó

2. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao chúng ta phải bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

Giải rút gọn:

- Thuỷ sản là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cho con người.

- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh dân số ngày càng tăng; duy trì sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản; góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và chống biến đổi khí hậu.

- Ngành thuỷ sản đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, tạo ra việc làm và thu nhập cho nhiều người.

Câu 2: Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

Giải rút gọn:

- Bảo vệ các khu bảo tồn biển, khu tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non đang sinh sống, đường di cư của các loài thuỷ sản.

- Bảo vệ các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm

- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản 

- Nhân rộng mô hình đồng quản lí nguồn lợi thuỷ sản

- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 

Câu 3: Vì sao cần tuyên truyền phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?

Giải rút gọn:

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Giúp người dân hiểu rõ về luật pháp liên quan đến bảo vệ thuỷ sản, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

- Góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:  Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.

- Phát triển ngành thuỷ sản bền vững:

+ Nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Góp phần phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững.

Câu 4: Nêu ý nghĩa và nhiệm vụ của việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản.

Giải rút gọn:

- Ý nghĩa: Khai thác nguồn lợi thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. 

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các quy định ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản;

+ Tuân thủ các quy định quản lí vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác

+ Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn;

+ Treo cờ Tổ quốc,

+ Mang theo giấy tờ cần thiết của tàu cá và thuyền viên;

+ Ghi, nộp báo cáo, nhật kí khai thác thuỷ sản theo quy định;

+ Bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng biển khai thác.

Câu 5: Mô tả một số phương pháp khai thác thuỷ sản phổ biến ở nước ta.

Giải rút gọn:

- Lưới kéo:  Lưới kéo là loại ngư cụ có cấu tạo dạng hình túi được sử dụng để khai thác các loại thuỷ sản (tôm, mực, cá,...) ở các thuỷ vực nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Có nhiều loại lưới kéo như lưới kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng nổi.

- Lưới vây: Lưới vây là loại ngư cụ được cấu tạo từ vàng lưới hình chữ nhật gồm cánh lưới, thân lưới và tùng lưới. Giềng lưới phía trên còn gọi là giềng nồi được gắn các phao nổi. Dây giềng đáy được gắn chỉ tạo độ căng của lưới. Chiều dài vàng lưới từ 250 m đến 500 m đối với lưới vây dẫn dụ, từ 500 m đến 1200 m đối với lưới vây tự do. Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng lưới vây thường kết hợp thiết bị dẫn dụ cá (ảnh sáng, thả chà,...) thu hút sự tập trung của đàn cá.

- Lưới rê: cấu tạo gồm: tấm lưới hình chữ nhật có chiều dài lớn, giềng phao ở mép lưới trên và giềng chỉ ở mép lưới dưới tạo cho lưới có sức căng theo phương thẳng đứng dưới nước. Lưới rê có nhiều loại như rễ trôi, rê đáy, rê túi,...

- Câu: Phương pháp khai thác thuỷ sản này phù hợp cho khai thác xa bờ và đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao. Nghề câu đã đóng góp khoảng 8% vào tổng sản lượng khai thác của nước ta. Tuy nhiên, phương pháp khai thác thuỷ sản bằng câu có thể làm mắc câu hoặc bị thương một số loài thuỷ sản không mong muốn.

- Mành vó: Phương pháp khai thác thuỷ sản bằng mành vó phù hợp cho khai thác gần bờ. Thời gian cho một mẻ lưới ngắn nên hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc sử dụng ánh sáng thu hút cá có thể dẫn đến đánh bắt những loài còn non, những loài không mong muốn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 10, Giải bài Ôn tập chủ đề 10 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều, Siêu nhanh giải bài Ôn tập chủ đề 10 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác