Siêu nhanh giải bài 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều. Giải siêu nhanh Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Kể tên của các hoạt động lâm nghiệp có trong Hình 2.1.

Giải rút gọn:

a. Trồng rừng 

b. Sử dụng rừng

c. Chế biến và thương mại lâm sản 

1. HOẠT ĐÔNG CƠ BẢN CỦA LÂM NGHIỆP

Câu hỏi: Hãy nêu một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp

Giải rút gọn:

-  Quản lí rừng

- Phát triển rừng

- Sử dụng rừng

- Chế biến lâm sản

- Thương mại lâm sản

Câu hỏi: Hãy kể tên các chủ thể quản lí rừng ở nước ta hiện nay.

Giải rút gọn:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

- Ban quản lí rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; lực lượng vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi: Nêu các hoạt động chính trong công tác bảo vệ rừng.

Giải rút gọn:

- Chống những tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên rừng 

- Phòng chống sâu hại rừng

- Phòng chống bệnh hại rừng

- Phòng cháy, chữa cháy rừng

Luyện tập: Hãy kể thêm một số tác động tiêu cực của con người đển rừng.

Giải rút gọn:

- Chặt phá rừng bừa bãi để lấy gỗ, mở rộng diện tích đất nông nghiệp

- Đốt nương rẫy, du canh du cư.

- Khai thác gỗ không bền vững, không tái canh.

- Xả thải rác thải vào rừng.

- Sử dụng hóa chất độc hại.

- Săn bắt trái phép.

- Buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Vận dụng: Hoạt động bảo vệ rừng nào đang được áp dụng ở một địa phương mà em biết?

Giải rút gọn:

Hoạt động bảo vệ rừng đang được áp dụng tại Hòa Bình:

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ.

- Phát động phong trào "Toàn dân bảo vệ rừng".

- Tổ chức các đội bảo vệ rừng, kiểm lâm thường xuyên tuần tra, canh gác.

- Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của rừng.

Câu hỏi:

1. Ý nghĩa của hoạt động phát triển rừng là gì?

2. Nêu các hoạt động phát triển rừng đang được áp dụng ở Việt Nam.

Giải rút gọn:

1. Ý nghĩa: tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

2. Hoạt động phát triển rừng đang được áp dụng ở Việt Nam:

- Trồng mới rừng;

- Trồng lại rừng  

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng; 

- Cải tạo rừng tự nhiên 

Luyện tập: Dựa vào số liệu trong Bảng 2.1, hãy nhận xét về hoạt động phát triển rừng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2022.

Giải rút gọn:

- Tổng diện tích rừng ở Việt Nam trên đà tăng cao và phát triển 

- Rừng tự nhiên có xu hướng tăng từ năm 1990 đến năm 2010. Từ năm 2010 đến 2022, diện tích rừng tự nhiên phát triển không đều có sự xen kẽ tăng và giảm.

- Diện tích rừng trồng có sự tăng qua các năm nhưng không mạnh mẽ.

Câu hỏi: Rừng được sử dụng cho những mục đích gì?

Giải rút gọn:

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, di tích lịch sử – văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục.

- Bảo vệ nguồn nước; bảo vệ đất; chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống; chống sa mạc hoá; hạn chế thiên tai; điều hoà khí hậu; góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.

- Cung cấp lâm sản 

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 

- Cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

Câu hỏi: Vì sao chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu tình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp?

Giải rút gọn:

- Chế biến lâm sản giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

- Tạo ra các sản phẩm đa dạng.

- Chế biến lâm sản giúp tận dụng tối đa nguyên liệu, giảm thiểu lãng phí.

- Chế biến lâm sản giúp sử dụng nguyên liệu hiệu quả, giảm thiểu khai thác rừng.

- Tạo ra việc làm cho người lao động; Góp phần phát triển kinh tế địa phương.

2. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

Câu hỏi: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp.

Giải rút gọn:

- Ngành sản xuất kinh doanh có chu kì dài

- Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với tái sản xuất kinh tế

- Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ

Câu hỏi: Đặc trưng chu kì sinh trưởng kéo dài của cây gây ra hạn chế gì cho  sản xuất lâm nghiệp.

Giải rút gọn:

Cây lâm nghiệp có chu kì kinh doanh, tốc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lí, sử dụng các nguồn lực

Luyện tập: Phân biệt quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp.

Giải rút gọn:

- Khái niệm:

+ Tái sản xuất tự nhiên: Là quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng dưới tác động của các yếu tố tự nhiên 

+ Tái sản xuất kinh tế: Là quá trình con người tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Mục đích:

+ Tái sản xuất tự nhiên:  duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng.

+ Tái sản xuất kinh tế: thu hoạch gỗ phục vụ nhu cầu con người.

- Quy trình:

+ Tái sản xuất tự nhiên:

  • Hạt cây nảy mầm, phát triển thành cây con.

  • Cây con sinh trưởng, phát triển thành cây trưởng thành.

  • Cây trưởng thành ra hoa, kết quả.

  • Hạt từ quả rơi xuống đất, nảy mầm và tiếp tục vòng đời mới.

+ Tái sản xuất kinh tế:

  • Con người trồng rừng, chăm sóc rừng.

  • Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ rừng.

  • Thu hoạch gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác.

  • Trồng rừng mới để thay thế cho rừng đã khai thác.

- Tác động:

+ Tái sản xuất tự nhiên: Tốn thời gian dài; Năng suất thấp; Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên.

+  Tái sản xuất kinh tế: Nhanh hơn tái sản xuất tự nhiên; Năng suất cao hơn; Ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên.

Câu hỏi: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường tiến hành trên khu vực có điều kiện như thế nào?

Giải rút gọn:

Diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất nghèo dinh dưỡng và xa khu dân cư,... 

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. 

Vận dụng: Hãy tìm hiểu và đưa ra nhận xét về một số hoạt động cơ bản của lâm nghiệp ở một địa phương mà em biết.

Giải rút gọn:

- Trồng rừng:

+ Quy mô: trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025.

+ Loại cây: Cây keo, lát hoa, mỡ, sấu,...

+ Hình thức: Trồng rừng tập trung, giao khoán cho hộ gia đình, kết hợp với chăn nuôi.

Nhận xét:

  • Hoạt động trồng rừng mạnh mẽ, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc.

  • Nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu lũ lụt, hạn hán.

  • Tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản.

-  Bảo vệ rừng:

+ Lực lượng: Ban quản lý rừng, kiểm lâm, dân quân tự vệ.

+ Hoạt động: Tuần tra, canh gác, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

+ Công tác tuyên truyền: Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.

Nhận xét:

  • Hoạt động bảo vệ rừng góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng, cháy rừng.

  • Nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài 2, Giải bài 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác