Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 2: Đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nghĩa của hoạt động phát triển rừng là gì?

  • A. Tăng thu nhập cho người dân bản địa.
  • B. Tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
  • C. Cung cấp lâm sản và các giá trị khác của rừng.
  • D. Tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học.

Câu 2: Vì sao chế biến lâm sản là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp?

  • A. giúp tận dụng nguyên liệu lâm sản, tránh lãng phí.
  • B. giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm của gỗ.
  • C. giúp nâng cao giá trị của gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng nguyên liệu tránh lãng phí.
  • D. giúp giảm giá thành các sản phẩm làm từ gỗ.

Câu 3: Đặc trưng chu kì sinh trưởng kéo dài của cây rừng gây ra hạn chế gì cho sản xuất lâm nghiệp?

  • A. Thời gian thu hoạch rừng lâu và kéo dài.
  • B. Tốc độ quay vòng vốn chậm, thời gian thu hồi vốn lâu ảnh hưởng đến tình hình tổ chức sản xuất, quản lí, sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp.
  • C. Thời gian thu hoạch rừng kéo dài dẫn đến thu hồi vốn lâu. 
  • D. Quản lí, sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp khó khăn.

Câu 4: Vì sao hoạt động cơ bản của sản xuất lâm nghiệp diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm như hoạt động trồng rừng?

  • A. Vì phải đến mùa khô, hoạt động thu hoạch rừng mới diễn ra dễ dàng.
  • B. Vì thu hoạch đúng mùa vụ sẽ giúp bảo vệ đất tránh xói mòn, suy thoái.
  • C. Vì cây phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa nên có thể thực hiện sản xuất lâm nghiệp.
  • D. Vì sản xuất rừng có tính thời vụ do đặc tính sinh lí, sinh thái của câu rừng.

Câu 5: Các nội dung nào dưới đây không thuộc những hoạt động lâm nghiệp cơ bản?

(1) Bảo vệ rừng.

(2) Đốt rừng làm nương rẫy.

(3) Chế biến và thương mại lâm sản.

(4) Quản lí rừng.

(5) Sử dụng rừng.

(6) Chặt phá rừng trái phép.

  • A. (2), (3) và (4).
  • B. (2), (3) và (5).
  • C. (2), (5).
  • D. (2), (6).

Câu 6: Đâu không phải lợi ích của việc giao, cho thuê rừng và thu hồi rừng, đất trồng rừng.

  • A. Tăng thu nhập, tạo kế sinh nhai cho người dân.
  • B. Nâng cao giá trị đa mục đích của rừng.
  • C. Nâng cao khả năng khai thác, sản xuất, khai thác trồng rừng.
  • D. Hợp pháp hoá săn bắt, khai thác động thực vật quý hiếm.

Câu 7: Đâu không phải hoạt động cơ bản của lâm nghiệp?

  • A. Quản lí, bảo vệ.
  • B. Phát triển và sử dụng rừng.
  • C. Chế biến và thương mại lâm sản.
  • D. Săn bắt động vật hoang dã.

Câu 8: Ở Việt Nam, cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về rừng là

  • A. Bộ công an.
  • B. Bộ quốc phòng.
  • C. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • D. Bộ tài nguyên và môi trường.

Câu 9: Đâu không phải nguyên tắc tổ chức quản lí rừng ở nước ta?

  • A. Nhà nước giao rừng, cho người thuê rừng, tổ chức quản lí, bảo vệ rừng.
  • B. Đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ.
  • C. Giao rừng cho người dân để khai hoang, đốt rừng làm nương rẫy.
  • D. Chủ rừng phải thực hiện quản lí rừng bền vững có trách nhiệm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lí rừng.

Câu 10: Đâu không phải các chủ thể quản lý rừng ở nước ta?

  • A. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, người ngoại quốc, hộ gia đình không mang quốc tịch Việt Nam.
  • B. Ban quản lí rừng đặc dụng, ban quản lí rừng phòng hộ.
  • C. Tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang.
  • D. Tổ chức khoa học và công nghệ đào tạo, giáo dục; hộ gia đình, cá nhân trong nước.

Câu 11: Tái sản xuất tự nhiên là 

  • A. quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng bắt đầu từ khi gieo hạt tự nhiên đến khi ra hoa kết quả rồi lặp lại quá trình đó.
  • B. quá trình sinh sản của cây rừng trong tự nhiên.
  • C. quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng bắt đầu từ lúc cây gieo hạt đến khi cây già cỗi và chết đi.
  • D. Quá trình cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 12: Đâu không phải đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp?

  • A. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế
  • B. Ngành sản xuất kinh doanh có cu kì ngắn.
  • C. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ.
  • D. Địa bàn sản xuất lâm nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn.

Câu 13: Chế biến lâm sản là:

  • A. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
  • B. hoạt động sử dụng sản phẩm gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu ích, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
  • C. hoạt động chặt phá rừng để lấy các loại gỗ quý nằm tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho con người.
  • D. hoạt động săn bắt động vật quý hiếm trong rừng tạo ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu cho con người.

Câu 14: Hoạt động sản xuất lâm nghiệp thường tiến hành trên những khu vực có điều kiện như thế nào?

  • A. Vùng đồng bằng hoặc các khu đô thị lớn dân cư đông đúc.
  • B. Vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ cở hạ tầng kém phát triển.
  • C. Các vùng thành phố lớn, nơi tập trung của các nhà đâu tư.
  • D. Các thành phố biển, hoạt động du lịch phát triển.

Câu 15: Khi khai thác sản xuất lâm nghiệp trên diện rộng ở các vùng sâu, vùng xa có thể gặp phải bất lợi gì?

  • A. trở ngại trong công tác quản lí và bảo vệ thành quả lao động.
  • B. trở ngại về chi phí đi lại.
  • C. giao thông không thuận lợi
  • D. mất an toàn bảo hộ lao động.

Câu 16: Cho các hoạt động sau đây:

  1. Khai thác gỗ không hợp lí và các sản phẩm khác từ rừng
  2. Chăn thả gia súc.
  3. Phủ xanh đồi trọc.
  4. Cháy rừng.
  5. Xây dựng các khu bảo tồn.
  6. Phá rừng trồng cây công nghiệp và cây đặc sản.

Có bao nhiêu hoạt động gây suy thoái tài nguyên rừng?

  • A. 2
  • B. 3.
  • C. 4
  • D. 5

Câu 17: Cho các mục đích sau đây

  1. Nghiên cứu khoa học.
  2. Bảo vệ các vùng hoang dã.
  3. Bảo vệ sự đa dạng loài và gene.
  4. Duy trì các lợi ích về môi trường thiên nhiên.
  5. Đẩy mạch khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng.
  6. Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá.
  7. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng các loại cây công nghiệp.
  8. Sử dụng cho du lịch, giải trí.
  9. Sử dụng hợp lý các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên.

Có bao nhiêu mục đích không phải mục đích của các khu bảo tồn thiên nhiên?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác