Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ sản

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 13: Xử li mỏi trường nuôi thuỷ sản có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao có thể dùng các loại động vật vùng ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,… để làm sạch nước?

  • A. Chúng có thể tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.
  • B. Chúng tiết ra enzyme thuỷ phân các chất bẩn trong nước.
  • C. Chúng có thể chuyển hoá và phân giải các chất thải hữu cơ.
  • D. Chúng có thể xử phân giải các chất độc hoà tan trong nước.

Câu 2: Trước khi nuôi tôm, người ta thường sử dụng hoá chất như chlorine hay thuốc tím để

  • A. lắng lọc các chất rắn lơ lửng trong nước.
  • B. lọc màu nước.
  • C. diệt tạp, diệt khuẩn.
  • D. kích tích trứng tôm, cá nở thành ấu trùng.

Câu 3: Mục đích của lắng lọc trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là gì?

  • A. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển.
  • B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.
  • C. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng khác.
  • D. loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước.

Câu 4: Đâu không phải là bước xử lí nước thải trước khi nuôi trồng thủy sản?

  • A. Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẩn.
  • B. Khử trùng nước bằng muối để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
  • C. Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày.
  • D. Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.

Câu 5: Bước đầu tiên trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là

  • A. bón phân gây màu.
  • B. khử hoá chất.
  • C. diệt tạp, khử khuẩn.
  • D. lắng lọc.

Câu 6: Đặc điểm của nước sau quá trình nuôi thuỷ sản là

  • A. chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • B. chứa nhiều chất độc hại.
  • C. chứa nhiều oxygen.
  • D. chứa nhiều phù sa.

Câu 7: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại là

  • A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước.
  • B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản.
  • C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản.
  • D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về vi sinh vật gây hại trong nước.

Câu 8: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc là

  • A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước.
  • B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản.
  • C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản.
  • D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về khí độc trong nước.

Câu 9: Nguồn nước cấp cần được xử lí trước khi thả giống để làm gì?

  • A. Để đảm bảo chất lượng môi trường nước nuôi.
  • B. Tăng năng suất.
  • C. Đảm bảo chất lượng thủy sản.
  • D. Điều hòa nhiệt độ nước.

Câu 10: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ là

  • A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước.
  • B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản.
  • C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản.
  • D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về chất thải hữu cơ trong nước.

Câu 11: Không nên sử dụng cách nào để xử lý nước sau khi thu hoạch thuỷ sản?

  • A. Sử dụng hệ vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
  • B. Sử dụng các loài thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ chất độc hại.
  • C. Sử dụng các loại động vật: nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo.
  • D. Xả trực tiếp ra môi trường như ao, hồ, sông, biển.

Câu 12: Cho các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản sau:

  1. Diệt tạp, khử khuẩn.
  2. Bón phân gây màu.
  3. Lắng lọc.
  4. Khử hoá chất.

Thứ tự các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (4), (2) , (3), (1).
  • C. (3), ( 1), (4), (2).
  • D. (2), (4), (1), (3).

Câu 13: Phải xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản vì

  • A. nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển của các động vật thuỷ sinh.
  • B. nguồn nước ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản sau thu hoạch.
  • C. nguồn nước là nơi sinh sống, trú ngụ của các động vật thuỷ sinh.
  • D. nguồn nước cung cấp thức ăn và chất dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sinh

Câu 14: Loài sinh vật phổ biến thường được dùng để chuyển hoá nitrogen trong môi trường nuôi thuỷ sản là

  • A. Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp.
  • B. vi khuẩn có hoạt tính probiotic như bacilus spp, Enterrococus spp,…
  • C. bacillus subtilis, bacillus licheniformis,…
  • D. vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces.

Câu 15: Hình ảnh sau là phương pháp xử lí nước nào sau thu hoạch thuỷ sản?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Sử dụng hệ vi sinh vật.
  • B. Sử dụng hoá chất.
  • C. Sử dụng hệ động vật.
  • D. Sử dụng hệ thực vật.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác