Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 9: Vai trò, triển vọng của thuỷ sản trong bói cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4:0

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 9: Vai trò, triển vọng của thuỷ sản trong bói cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4:0 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để phát triển thuỷ sản bền vững cần tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác vì

  • A. Giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân.
  • B. Tăng thêm thu nhập cho người dân.
  • C. Giảm áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên.
  • D. Tăng áp lực lên nguồn thuỷ sản tự nhiên và tăng thu nhập cho người dân. 

Câu 2: Vì sao nuôi thuỷ sản ven biển, hải đảo lại góp phẩn đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.
  • B. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
  • C. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trong lẫn ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
  • D. Vì người dân không thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

Câu 3: Vì sao nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP, thuỷ sản sẽ đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra quốc tế?

  • A. .Vì sẽ tạo ra các sản phẩm thuỷ sản có khối lượng, kích cỡ lớn.
  • B. Vì sẽ tạo ra các sản phẩm thuỷ sản đáp ứng được các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • C. Vì sẽ tạo ra những sản phẩm thuỷ sản tươi ngon hơn .
  • D. Vì sẽ tạo ra những sản phẩm thuỷ sản có giái trị dinh dưỡng hơn.

Câu 4: Hình ảnh sau đây nói về vai trò gì của ngành thuỷ sản?

  • A. Cung cấp thức ăn chăn nuôi.
  • B. Khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia.
  • C. Vui chơi, giải trí.
  • D. Chế biến và xuất khẩu. 

Câu 5: Hình thức khai thác trong hình là hình thức khai thác thuỷ sản nào? Hình thức này có ảnh hưởng đến môi trường không?

  • A. Khai thác bằng bom, mìn ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • B. Khai thác bằng lưới đánh cá, không ảnh hưởng tới môi trường.
  • C. Khai thác lặn biển, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • D. Khai thác bằng cần câu, không ảnh hưởng tới môi trường. 

Câu 6: Hoạt động thuỷ sản không bao gồm

  • A. bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
  • B. nuôi trồng thuỷ sản.
  • C. khai thác, chế biến, mua bán thuỷ sản.
  • D. khai thác các loài thuỷ sản có tên trong sách đỏ.

Câu 7: Nước ta không thích hợp để nuôi trồng các loại thuỷ sản vùng

  • A. nước ngọt.
  • B. nước mặn.
  • C. nước lợ.
  • D. nước chứa nhiều kim loại nặng.

Câu 8: Đâu không phải triển vọng của thuỷ sản nước ta trong bối cảnh cách mạng 4.0?

  • A. Phát triển mạnh mẽ ngành kinh tế quan trọng của quốc gia có quy mô sản xuất hàng hoá lớn có trình độ quản lí khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • B. Phát triển mạnh để đưa nước ta thành trung tâm chế biến hải sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới.
  • C. Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng, thực phẩm.
  • D. Đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập dưới mức bình quân chung cả nước.

Câu 9: Xu hướng phát triển thuỷ sản bền vững là

  • A. phát triển thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
  • B. phát triển thuỷ sản gắn liền với lợi ích kinh tế tối đa.
  • C. khai thác thuỷ sản bền vững bằng cách giảm sản lượng nuôi trồng.
  • D. khai thác thuỷ sản bền vững bằng cách tằn sản lượng khai thác thuỷ sản.

Câu 10: Đâu không phải lợi thế của điều kiện tự nhiên ở Việt Nam đối với phát triển thuỷ sản là

  • A. 3/4 địa hình là đồi núi, nhiều rừng cây.
  • B. Bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
  • C. Nguồn thuỷ sản khá phong phú.
  • D. Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm, rừng ngập mặn, sông, suối, kênh, rạch,… thích hợp nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ, ngọt.

Câu 11: Các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong ngành thuỷ sản là

  • A. có tiềm lực tài chính tốt, nguồn vốn lớn.
  • B. có tình yêu thiên nhiên, sinh vật.
  • C. có sức khoẻ tốt, thái độ, kiến thức và kĩ năng phù hợp.
  • D. có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển.

Câu 12: Phát triển trồng rong biển có vai trò quan trọng trong

  • A. cải thiện môi trường cho hệ sinh thái biển.
  • B. nâng cao giá trị kinh tế.
  • C. bảo vệ các loài thuỷ sản quý hiềm.
  • D. phát triển cảnh quan biển.

Câu 13: Tôm là một trong những ngành thuỷ sản giá trị kinh tế cao. Hiện nay có nhiều hộ gia đình phá rừng ngập mặn để lấy diện tích nuôi trồng tôm. Theo em, có nên phá rừng để nuôi tôm không? Vì sao?

  • A. Nên phá rừng để nuôi tôm, vì nuôi tôm mang lại giá trị kinh tế cao hơn trồng rừng.
  • B. Nên phá rừng để nuôi tôm vì có thể đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại địa phương.
  • C. Không nên phá rừng để nuôi tôm vì rừng phòng chống thiên tai, bảo vệ đất và giảm tác động của biến đổi khí hậu.
  • D. Không nên phá rừng để nuôi tôm vì rừng mang lại giá trị kinh tế cao hơn nuôi tôm.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây là chính xác về biểu đồ dưới?

  • A. Sản lượng nuôi trồng tôm nhiều hơn cá.
  • B. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta ngày một tăng.
  • C. Trong gia đoạn từ 2015 đến 2017, sản lượng khai tcá và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta giảm rõ rệt.
  • D. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 thấp hơn sản lượng khai thác thuỷ sản cùng năm.

Câu 15: Cho các công nghệ sau:

  1. Công nghệ sinh học.
  2. Công nghệ nuôi tiên tiến.
  3. Công nghệ máy bay không người lái.
  4. Công nghệ IoT.
  5. Công nghệ tưới nước tự động.

Những công nghệ là xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản là

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (2), (4), (5).
  • C. (1), (2), (4).
  • D. (2), (3), (4).

Câu 16: Cho các nhận định sau:

  1. lợi thế của điều kiện tự nhiên ở Việt Nam đối với phát triển thuỷ sản là bờ biển dài hơn 3 260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thuỷ sản khá phong phú.
  2. Xu hướng của phát triển thuỷ sản ở Việt Nam và thế giới là phát triển bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
  3. lợi ích của nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là giúp giảm nhân công, tăng năng suất nuôi trồng thuỷ sản.
  4. Vai trò quan trọng của thuỷ sản đối với đời sống con người và nền kinh tế là cung cấp khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch cho công nghiệp máy móc.
  5. Người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

Số nhận định đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác