Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải vai trò của quản lí môi tường nuôi thuỷ sản?

  • A. Duy trì điều kiện sống ổn định phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trưởng, phát triển.
  • B. Tăng chi phí xử lí ô nhiễm môi trường trong nuôi thuỷ sản.
  • C. Ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
  • D. Hạn chế các tác động xấu đến sức khoẻ con người.

Câu 2: Đâu không phải lý do dẫn đến việc thay nước ao sau mỗi vụ nuôi thuỷ sản?

  • A. Phòng ngừa dịch bệnh.
  • B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.
  • C. Cung cấp chất dinh dưỡng.
  • D. Nước ao sau khi thay trong hơn.

Câu 3: Hệ thống nuôi cần có ao chứa có diện tích tối thiểu

  • A. khoảng 25 % diện tích ao.
  • B. khoảng 20 % diện tích ao.
  • C. khoảng 15 % diện tích ao.
  • D. khoảng 10 % diện tích ao.

Câu 4: Quản lý nguồn nước trong quá trinh nuôi gồm bao nhiêu yếu tố?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 5: Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là

  • A. nhiệt độ, độ trong của nước.
  • B. pH.
  • C. rong, rêu.
  • D. độ mặn, vi sinh vật.

Câu 6: Các yếu tố thuỷ sinh không bao gồm

  • A. nhiệt độ.
  • B. rong, rêu.
  • C. tảo.
  • D. cây trồng ven bờ.

Câu 7: Các yếu tố thuỷ hoá không bao gồm

  • A. độ mặn.
  • B. vi sinh vật.
  • C. pH.
  • D. hàm lượng oxygen hoà tan.

Câu 8: Bước đầu tiên trong thí nghiệm xác độ mặn, pH, hàm lượng oxygen hoà tan của nước là

  • A. đo các chỉ tiêu.
  • B. đọc kết quả.
  • C. chuẩn bị tiêu bản.
  • D. khởi động thiết bị đo. 

Câu 9: Môi trường nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện tại phân ra mấy nguồn nước chính?

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 10: Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng dụng cụ thí nghiệm nào?

  • A. Kính lúp.
  • B. Lam kính.
  • C. Kính hiển vi quang học.
  • D. Kính thiên văn.

Câu 11: Đâu là việc quản lí môi trường nuôi trong quá trình sản xuất thủy sản?

  • A. Lựa chọn nguồn nước có chất lượng tốt cho hệ thống nuôi.
  • B. Lựa chọn nguồn thức ăn hợp lí.
  • C. Để nhiệt độ phù hợp.
  • D. Không đảm bảo được các thông số môi trường nuôi trong khoảng phù hợp.

Câu 12: Vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản là gì?

  • A. Giúp tăng trưởng kinh tế.
  • B. Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải từ hệ thống nuôi lên môi trường tự nhiên.
  • C. Giúp điều hòa môi trường nước, tránh ô nhiễm môi trường.
  • D. Giảm tỉ lệ chất lượng nước suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường.

Câu 13: Có thể xử lý chất thải nuôi thuỷ sản bằng cách

  • A. xả trực tiếp ra môi trường.
  • B. thu gom cơ học.
  • C. dùng các chế phẩm vi sinh, enzyme để hỗ trợ chuyển hoá hoặc thu gom cơ học.
  • D. dùng chlorine để trử trùng.

Câu 14: Hệ thống mái che hoặc bổ sung nước được sử dụng khi

  • A. nhiệt độ tăng cao.
  • B. nhiệt độ giảm thấp.
  • C. độ mặn cao.
  • D. độ pH cao.

Câu 15: Nguồn nước thải sau khi nuôi thuỷ sản cần được xử lý như thế nào?

  • A. Xả thải trực tiếp ra môi trường.
  • B. Đưa vào bể lắng, lọc, xủa lí hoá chất, xử lý bằng các chế phẩm sinh học.
  • C. Rắc vôi bột khử trùng.
  • D. Tái sử dụng cho vụ nuôi sau.

Câu 16: Ao nuôi thuỷ sản nổi váng, xuất hiện bọt nước li ti, màu nước thay đổi chứng tỏ mật độ tảo trong môi trường đang ở mức cao. Cách xử lý nào sau đây không phù hợp trong trường hợp này?

  • A. Thay thế một phần nước bề mặt.
  • B. Sử dụng hoá chất diệt tảo phù hợp.
  • C. Sục khí, quạt nước để bổ sung oxygen cho nước.
  • D. Trồng bổ sung các loại cây thuỷ sinh như rong, rêu,…

Câu 17: Một trong những biểu hiện khi cá thiếu oxygen là nổi đầu nhiều trên mặt nước. Ta nên xử lý như thế nào?

  • A. Bổ sung oxygen bằng hoà tan H2O2 vào nước để phân huỷ thành O2.
  • B. Bổ sung oxygen bằng cách sục khí, quạt nước.
  • C. Trồng bổ sung các loại rong, tảo.
  • D. Sử dụng hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí.

Câu 18: Cho các nhận định sau:

  1. Yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản là nguồn nước.
  2. Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng kính lúp.
  3. Có thể xử lý chất thải nuôi thuỷ sản bằng cách xả trực tiếp ra môi trường.
  4. Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là pH, độ mặn.
  5. Hệ thống mái che hoặc bổ sung nước được sử dụng khi nhiệt độ tăng cao.

Số nhận định không chính xác là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác