Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc trồng và chăm sóc rừng?

  • A. Lựa chọn giống cây phù hợp.
  • B. Khai thác gỗ trước khi rừng trưởng thành.
  • C. Bón phân và tưới nước.
  • D. Phòng chống sâu bệnh.

Câu 2: Việc chăm sóc rừng không bao gồm:

  • A. Tỉa thưa cây.
  • B. Phòng chống sâu bệnh.
  • C. Khai thác gỗ non.
  • D. Bón phân và làm cỏ.

Câu 3: Biện pháp nào sau đây là hợp lý để khai thác rừng bền vững?

  • A. Khai thác toàn bộ rừng già.
  • B. Khai thác chọn lọc cây trưởng thành.
  • C. Khai thác cả cây non và cây già.
  • D. Không khai thác rừng tự nhiên.

Câu 4: Trong một chu kì sản xuất, hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung nhiều vào thời gian nào?

  • A. Những năm giữa và năm cuối.
  • B. Những năm giữa.
  • C. Những năm đầu và năm cuối.
  • D. Những năm đầu.

Câu 5: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa đạt tỉ lệ bao nhiêu?

  • A. 50%.
  • B. 80%.
  • C. 100%.
  • D. 30%.

Câu 6: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng tự nhiên?

  • A. Khai thác không hợp lý gỗ và các sản phẩm khác từ rừng.
  • B. Chăn thả gia súc.
  • C. Cháy rừng.
  • D. Phá rừng trông cây công nghiệp và cây đặc sản.

Câu 7: Vì sao rừng phòng hộ có vai trò bảo vệ môi trường và hạn chế thiên tai?

  • A. Vì rừng phòng hộ giúp điều tiết nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước các dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông.
  • B. Vì rừng phòng hộ có thể chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.
  • C. Vì rừng phòng hộ giúp bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng.
  • D. Vì rừng phòng hộ giúp điều hoà không khí, bảo vệ môi trường sinh thái quanh khu dân cư.

Câu 8: Nên khai thác cây rừng phòng hộ ở giai đoạn già cỗi vì

  • A. lượng hoa, quả tăng dần; tán cây dần hình thành.
  • B. tận dụng sản phẩm, vệ sinh rừng và tạo không gian dinh dưỡng cho cây khác.
  • C. năng suất và chất lượng lâm sản ổn định, khả năng ra hoa đậu quả mạnh nhất.
  • D. tăng trưởng hằng năm rồi dừng hẳn; khả năng ra hoa, đậu quả giảm; chất lượng hạt kém.

Câu 9: Tỉa cành có vai trò như thế nào trong chăm sóc cây rừng?

  • A. Nâng cao quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ.
  • B. Đảm bảo mật độ rừng trồng.
  • C. Nâng cao tỉ lệ sống và khả năg sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
  • D. Giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm thu hoạch.

Câu 10: Hình ảnh dưới đây là trồng rừng bằng kĩ thuật nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phương thức gieo hạt toàn diện.
  • B. Phương thức gieo hạt cục bộ.
  • C. Trồng cây con bằng rễ trần.
  • D. Trồng cây con có bầu.

Câu 11: Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững, cần nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  • B. Xây dựng các khu bản tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
  • C. Tổ chức tuyền truyền vận động trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
  • D. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa phương có rừng.

Câu 12: Đâu không phải là mục đích của xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên?

  • A. Bảo vệ tính vẹn nguyên của hệ sinh thái.
  • B. Bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục môi trường.
  • C. Bảo vệ nguồn gene sinh vật, đặc biệt là nguồn gene sinh vạt quý hiếm.
  • D. Khai thác gỗ và động vật quý hiếm trong rừng.

Câu 13: Vì sao không nên khai thác trắng ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều?

  • A. Vì làm đất bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá về mùa mưa dòng chảy có khối lượng và tốc độ lớn nên gây lũ lụt.
  • B. Vì đất dễ nhiễm acid từ nước mưa dẫn đến đất bị chua.
  • C. Vì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến bạc màu.
  • D. Vì hệ vi sinh vật đất bị phá huỷ dẫn đến mất cân bằng sinh thái.

Câu 14: Vì sao nuôi thuỷ sản ven biển, hải đảo lại góp phẩn đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia?

  • A. Vì người dân chỉ được nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình.
  • B. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
  • C. Vì người dân có thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản trong lẫn ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.
  • D. Vì người dân không thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

Câu 15: Nhóm cá trong ngành thuỷ sản là

  • A. nhóm động vật có xương sống, bơi bằng vây, thở bằng mang sống ở nước ngọt, lợ hoặc mặn.
  • B. một nhóm các động vật chân khớp.
  • C. nhóm động vật mà cơ thể mềm, có thể có vỏ đa vôi che chở và nâng đỡ.
  • D. các loài thực vật bậc thấp, đơn bào hoặc đa bào, có loài kích thước nhỏ, có loài kích thước lớn.

Câu 16: Mô hình dưới đây là mô hình chăn nuôi thuỷ sản nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh.
  • B. Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.
  • C. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản xen canh.

Câu 17: Sinh vật phù du đóng vai trò như thế nào trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản?

  • A. Phân giải thức ăn thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi.
  • B. Làm nguồn thức ăn và ổn định môi trường sinh thái, cung cấp oxygen hoà tan, giảm chất độc hại, ngăn tảo sợi.
  • C. Chuyển hoá một số khí độc thành chất không độc.
  • D. Chuyển hoá CO2 thành Ohoà tan trong nước.

Câu 18: Mật độ của các cây thuỷ sinh quá cao sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Tăng lượng vi sinh vật gây hại cho con nuôi.
  • B. Cạnh tranh oxygen hoà tan với thủ sản, các thực vật bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khuếch tán vào nước.
  • C. Cạnh tranh thức ăn và oxygen của con nuôi.
  • D. Tăng ô nhiễm nguồn nước.

Câu 19: Đâu không phải lý do dẫn đến việc thay nước ao sau mỗi vụ nuôi thuỷ sản?

  • A. Phòng ngừa dịch bệnh.
  • B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.
  • C. Cung cấp chất dinh dưỡng.
  • D. Nước ao sau khi thay trong hơn.

Câu 20: Ao nuôi thuỷ sản nổi váng, xuất hiện bọt nước li ti, màu nước thay đổi chứng tỏ mật độ tảo trong môi trường đang ở mức cao. Cách xử lý nào sau đây không phù hợp trong trường hợp này?

  • A. Thay thế một phần nước bề mặt.
  • B. Sử dụng hoá chất diệt tảo phù hợp.
  • C. Sục khí, quạt nước để bổ sung oxygen cho nước.
  • D. Trồng bổ sung các loại cây thuỷ sinh như rong, rêu,…

Câu 21: Không nên sử dụng cách nào để xử lý nước sau khi thu hoạch thuỷ sản?

  • A. Sử dụng hệ vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
  • B. Sử dụng các loài thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ chất độc hại.
  • C. Sử dụng các loại động vật: nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo.
  • D. Xả trực tiếp ra môi trường như ao, hồ, sông, biển.

Câu 22: Vì sao có thể dùng các loại động vật vùng ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,… để làm sạch nước?

  • A. Chúng có thể tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.
  • B. Chúng tiết ra enzyme thuỷ phân các chất bẩn trong nước.
  • C. Chúng có thể chuyển hoá và phân giải các chất thải hữu cơ.
  • D. Chúng có thể xử phân giải các chất độc hoà tan trong nước.

Câu 23: Các cá thể của cùng một giống thường có

  • A. ngoại hình thể chất, sức sinh sản, tính năng sản xuất tương đối giống nhau.
  • B. sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng giống hệt nhau.
  • C. ngoại hình và thể chất khác nhau.
  • D. sức sinh sản sản xuất khác nhau.

Câu 24: Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trên vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con.  Điều này chứng tỏ

  • A. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
  • B. trong điều kiện nuôi khác nhau, các giống cá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
  • C. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống cá như nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
  • D. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

Câu 25: Đâu không phải vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản ?

  • A. Quyết định năng suất nuôi thuỷ sản.
  • B. Quy định chất lượng thuỷ sản.
  • C. Quyết định hiệu quả kinh tế thuỷ sản
  • D. Bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 26: Khi ương nuôi tôm, trong giai đoạn Nauplius không cần cho ăn vì

  • A. tôm trong giai đoạn này không cần chất dinh dưỡng.
  • B. tôm trong giai đoạn này không cần hoặc cần rất ít chất dinh dưỡng.
  • C. tôm đang được nuôi dưỡng bởi bọc noãn hoàng có sẵn.
  • D. tôm có thức ăn la sinh vật phù du có sẵn trong nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác