Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 22: Bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối tri thức bài 22: Bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phương pháp có thể bảo quản thuỷ sản từ 6 tháng đến 1 năm là

  • A. phương pháp làm khô.
  • B. bảo quản lạnh.
  • C. phương pháp ướp muối.
  • D. công nghệ nano UFB.

Câu 2: Cho các bước cơ bản để sản xuất nước mắm từ cá dưới đây:

  1. Chuẩn bị nguyên liệu.
  2. Rút và lọc mắm.
  3. Đóng chai
  4. Ủ chượp.

Thứ tự chính xác của sản xuất nước mắm truyền thống từ cá là

  • A. (1), (2), (3), (4).
  • B. (3), (2), (4), (1).
  • C. (1), (4), (2), (3).
  • D. (4), (3), (2), (1).

Câu 3: Lưu ý khi phi lê cá là

  • A. tách thịt hai bên thân, giữ lại nội tạng, bỏ đầu.
  • B. tách thịt hai bên, giữ lại đầu, bỏ nội tạng.
  • C. tách thịt hai bên, giữ lại đầu và nội tạng.
  • D. tác thịt hai bên, bỏ đầu và nội tạng.

Câu 4: Vì sao thuỷ sản sau khi chế biến, khi đóng hộp sẽ bảo quản được lâu hơn?

  • A. Vì trong hộp kín không có oxygen để vi sinh vật phát triển.
  • B. Vì hộp kín và được thanh trùng để tiêu diệt hoặc kìm hãm toàn bộ vi sinh vật gây hỏng.
  • C. Vì đóng hộp sẽ hạn chế tiếp xúc với vi sinh vật ngoài không khí.
  • D. Vì đóng hộp tạo áp suất lớn lên thuỷ sản.

Câu 5: Phương pháp Nano UFB là

  • A. công nghệ tạo bóng khí carbon monoxide siêu nhỏ khử oxygen hoà tan làm giảm hoạt động và phát triển của vi sinh vật.
  • B. công nghệ tạo bóng khí helium siêu nhỏ khử oxygen hoà tan làm giảm hoạt động và phát triển của vi sinh vật.
  • C. công nghệ tạo bóng khí nitrogen siêu nhỏ khử oxygen hoà tan làm giảm hoạt động và phát triển của vi sinh vật.
  • D. công nghệ tạo bóng khí sulfur dioxide siêu nhỏ khử oxygen hoà tan làm giảm hoạt động và phát triển của vi sinh vật.

Câu 6: Công nghệ polyurethane là

  • A. sử dụng vật liệu polyurethane để ướp hải sản sau khi khai thác từ biển.
  • B. sử dụng vật liệu polyurethane để đóng hầm bảo quản, tăng chất lượng hải sản sau khai thác.
  • C. Sử dụng vật liệu polyurethane làm túi đựng hải sản sau khi khai thác.
  • D. Sử dụng vật liệu polyurethane làm thùng đựng hải sản.

Câu 7: Đâu không phải phương pháp chế biến thuỷ sản?

  • A. Sản xuất các loại nước ngọt.
  • B. Sản xuất nước mắm từ cá.
  • C. Làm tôm chua.
  • D. Chế biến cá fillet đông lạnh và thuỷ sản đóng hộp.

Câu 8: Công nghệ sinh học sản xuất surimi từ

  • A. tôm sú.
  • B. cá rô phi.
  • C. mực đại dương.
  • D. tôm thẻ chân trắng.

Câu 9: Đâu không phải một phương pháp bảo quản thuỷ sản?

  • A. Phương pháp bảo quản lạnh.
  • B. Phương pháp làm khô.
  • C. Phương pháp ướp muối.
  • D. Phương pháp làm siro.

Câu 10: Phương pháp bảo quản lạnh là

  • A. sử dụng nhiệt độ thấp để ức chế sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
  • B. sử dụng nhiệt độ cao để ức chế sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
  • C. sử dụng nhiệt độ cao để loại bỏ hoàn toàn sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.
  • D. sử dụng nhiệt độ thấp để loại bỏ hoàn toàn sự hoạt động của enzyme và các vi sinh vật gây hại.

Câu 11: Phương pháp làm khô là

  • A. làm khô thuỷ sản bằng cách sử dụng các chất hút ẩm.
  • B. phơi khô thuỷ sản dưới ánh nắng mặt trời đến một mức độ thích hợp.
  • C. làm khô thuỷ sản bằng thiết bị sấy chuyên dụng đến một mức độ thích hợp.
  • D. phơi khô thuỷ sản dưới ánh nắng mặt trời hoặc thiết bị sấy chuyên dụng đến một mức độ thích hợp.

Câu 12: Phương pháp ướp muối là

  • A. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
  • B. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật, ức chế hoạt động và sự phát triển của vi sinh vật.
  • C. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.
  • D. dựa trên sự chênh lệch về nồng độ muối giữa môi trường và tế bào vi sinh vật để tiêu diệt vi sinh vật.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác