Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

  • A. Cấm khai thác trong mùa sinh sản
  • B. Thả giống tái tạo nguồn lợi
  • C. Xây dựng khu bảo tồn biển
  • D. Tất cả các đáp án trên 

Câu 2: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản cần chú trọng:

  • A. Đảm bảo kích cỡ tối thiểu của thủy sản khai thác
  • B. Áp dụng ngư cụ thân thiện với môi trường
  • C. Tuân thủ quy định khai thác theo mùa
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Phương pháp nào sau đây thường dùng để bảo quản sản phẩm thủy sản?

  • A. Đông lạnh
  • B. Đóng hộp
  • C. Sấy khô
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản bằng

  • A. hydrogen lỏng.
  • B. nitrogen lỏng.
  • C. oxygen lỏng.
  • D. nước đá khô.

Câu 5: Lợi ích của chỉ thị phân tử trong chọn giống thuỷ sản là

  • A. rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động.
  • B. kéo dài thời gian chọn giống.
  • C. tăng chi phí và công lao động.
  • D. chọn được số lượng lớn con giống.

Câu 6: Thức ăn thuỷ sản được chia thành mấy nhóm? 

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 7: Chất bổ sung có vai trò là

  • A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.
  • B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.
  • D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia

Câu 8: Bước cuối cùng trong chế biến thức ăn công nghiệp là gì?

  • A. Sơ chế nguyên liệu bằng cách phơi hoặc sây khô, băm nhỏ, xay, nghiền,…
  • B. Phối trộn nguyênn liệu và bổ sung chất khoáng, phụ gia thích hợp.
  • C. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp.
  • D. Sấy khô, đóng gói và bảo quản.

Câu 9: Vì sao bảo quản nhóm nguyên liệu cung cấp protein ở dạng bột sấy khô còn bảo quản nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng hạt hoặc miếng khô?

  • A. Nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng bột dễ bị mốc hơn dạng hạt và miếng.
  • B. Dạng hạt và miếng dễ bảo quản hơn.
  • C. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng dạng bột dễ hút ẩm hơn dạng hạt và miếng.
  • D. Dạng hạt và miếng dễ chế biến hơn.

Câu 10: Trong quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine từ phụ phẩm cá tra, bước thứ hai là

  • A. làm nhỏ nguyên liệu.
  • B. thuỷ phân.
  • C. xử lí nguyên liệu.
  • D. ép viên, sấy khô.

Câu 11: Trong chế biến thức ăn thuỷ sản, protein thực vật được sử dụng nhiều vì

  • A. để thay thế protein bột cá, giảm giá thành và áp lực khai thác cá tự nhiên.
  • B. để giảm giá thành.
  • C. protein thực vật tốt hơn protein bột cá.
  • D. protein thực vật dễ chế biến và sản xuất hơn protein bột cá.

Câu 12: Có mấy vụ chính để thả ngao giống?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 13: Vì sao mật độ thả tôm thẻ chân trắng ở ba giai đoạn nuôi khác nhau? 

  • A. Do mỗi giai đoạn nuôi tôm có kích thước khác nhau và sức đề kháng khác nhau.
  • B. Do chất lượng nước 3 hồ khác nhau.
  • C. Do thức ăn 3 hồ khác nhau.
  • D. Do lượng oxygen hoà tan trong nước 3 hồ khác nhau.

Câu 14: Lợi ích của nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cơ sở nuôi là

  • A. giảm vốn, chất lượng sản phẩm ổn định, tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt.
  • B. làm việc trong môi trường an toàn đảm bảo vệ sinh, nâng cao kĩ năng lao động.
  • C. biết rõ nguồn gốc thực phẩm, công bằng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn.
  • D. có nguồn nguyên liệu đảm bảo, giảm chi phí kiểm tra, có cơ hội xuất khẩu.

Câu 15: Vì sao phải khử trùng con giống trước khi thả vào nơi nuôi?

  • A. Giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,... trên con giống, bảo vệ con nuôi khỏi dịch bệnh.
  • B. Giúp bể nước thả con giống không bị đục.
  • C. Giúp tiêu diệt các sinh vật phù du trong nước.
  • D. Giúp tiêu diệt các động, thực vật thuỷ sinh trong nước.

Câu 16: Điều kiện nào giúp vi khuẩn dị dưỡng phát triển trong công nghệ Biofloc?

  • A. nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N dao động từ 100/1 đến 200/1.
  • B. nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N dao động từ 1/1 đến 2/1.
  • C. nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N dao động từ 20/1 đến 10/1.
  • D. nguồn carbon liên tục được cung cấp sao cho tỉ lệ C/N dao động từ 10/1 đến 20/1.

Câu 17: Đâu không phải phương pháp chế biến thuỷ sản?

  • A. Sản xuất các loại nước ngọt.
  • B. Sản xuất nước mắm từ cá.
  • C. Làm tôm chua.
  • D. Chế biến cá fillet đông lạnh và thuỷ sản đóng hộp.

Câu 18: Lưu ý khi phi lê cá là

  • A. tách thịt hai bên thân, giữ lại nội tạng, bỏ đầu.
  • B. tách thịt hai bên, giữ lại đầu, bỏ nội tạng.
  • C. tách thịt hai bên, giữ lại đầu và nội tạng.
  • D. tác thịt hai bên, bỏ đầu và nội tạng.

Câu 19: Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản là

  • A. Nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng.
  • B. Giảm ô nhiễm môi trường.
  • C. Hạn chế tồn dư thuốc, hóa chất trong nước nuôi thủy sản, nước thải.
  • D. Hạn chế bệnh lây lan từ thuỷ sản sang người.

Câu 20: Bệnh hoại tử thần kinh thường xuất hiện vào

  • A. tháng 1-5 mùa khô.
  • B. tháng 10-12 đặc biệt là thời tiết se lạnh.
  • C. tháng 5-10 đặc biệt là thời điểm mưa nhiều.
  • D.tháng 5-10 đặc biệt là thời tiết nắng nhiều.

Câu 21: Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá là

  • A. bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá.
  • B. thường xuyên khử trùng nguồn nước.      
  • C. kiểm tra định kì sức khoẻ của cá.
  • D. sử dụng vaccine để phòng bệnh.

Câu 22: Nội dung bước 2 trong quy trình phát hiện virus (có vật chất di truyền DNA) gây bệnh thủy sản bằng kĩ thuật PCR là

  • A. tách chiết DNA tổng số.
  • B. thu mẫu thủy sản.
  • C. nhân bản đoạn gene đặc hiệu của tác nhân gây bệnh.
  • D. điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.

Câu 23: Đây là bước nào trong quy trình sản xuất vaccine DNA phòng bệnh cho cá?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phân lập mầm bệnh.
  • B. Tách gene mã hóa kháng nguyên.
  • C. Gắn gene mã hóa kháng nguyên vào plasmid và gắn vào hệ gene vi khuẩn.
  • D. Tăng kháng sinh vi khuẩn chứa plasmid đã gắn gene mã hóa kháng nguyên.

Câu 24: Nếu doanh nghiệp phá bỏ công trình dưới mặt nước, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản thì doanh nghiệp đó phải

  • A. khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi đã gây ra.
  • B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật mới.
  • C. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
  • D. dịch mã các gene của các loài thủy sản bị mất đi.

Câu 25: B thường đánh bắt thủy sản vào trời tối. Tuy nhiên, vào thời điểm này thường khó tập trung thủy sản đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt. Em hãy đề xuất biện pháp giúp B giải quyết vấn đề này.

  • A. Sử dụng hóa chất.
  • B. Sử dụng thuốc nổ.
  • C. Sử dụng nguồn sáng nhân tạo.
  • D. Sử dụng khí độc. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác